31/05/2012 04:45 GMT+7

Phỏng điện do thả diều

BS TRƯƠNG ANH MẬU (BV Nhi Đồng 2 TP.HCM)
BS TRƯƠNG ANH MẬU (BV Nhi Đồng 2 TP.HCM)

TT - Bé trai N.T.N., 11 tuổi, nhà ở Lâm Đồng, được chuyển viện lên tuyến trên do phỏng nặng. Theo lời người nhà, bé bị phỏng trong lúc thả diều vì dây diều không bằng cước mà bằng dây đồng.

Khi dây diều vướng vào dây điện ngoài trời, bé bị cháy sém hết quần áo và phỏng nặng toàn thân do điện. Dù bé đã qua giai đoạn nguy hiểm nhưng nhiệt điện làm cháy hết phần lớn da vùng ngực và đùi của bé. Nếu lớp da này không lành phải tiến hành ghép da cho bé.

BS Nguyễn Quốc Hải, chuyên gia điều trị phỏng, cho biết phỏng điện là một trong các loại phỏng gây tác hại nặng nề và khó điều trị nhất vì đa số trường hợp đều bị đốt cháy toàn bộ gân cơ, thậm chí cả xương ở những nơi điện đi qua. Ngoài ra, dòng điện còn gây các tác động khác lên hệ tim mạch, thần kinh.

Thêm vào đó, di chứng sau phỏng gây sẹo co rút, khủng hoảng tâm lý cho bé vẫn là vấn đề rất lớn và nan giải cho cả nhân viên y tế và gia đình. Vì vậy, cha mẹ nên hết sức cẩn thận đề phòng phỏng do điện ở trẻ nhỏ. Nên đặt trên cao hoặc che chắn kỹ các ổ cắm điện, đề phòng các dây điện lâu ngày tróc vỏ bọc. Các dụng cụ điện dù không sử dụng nhưng chưa ngắt điện, các chuôi đèn để hở... đều tiềm ẩn nguy cơ cho trẻ con.

Khi trẻ bị phỏng, người nhà cần bình tĩnh, không la hét làm bé hoảng sợ thêm mà cần rửa hoặc ngâm vết phỏng của bé vào nước lạnh khoảng 10-15 phút. Nếu phỏng do hóa chất thì nên rửa dưới vòi nước sạch chảy nhẹ để làm trôi bớt và làm loãng lượng hóa chất trên da. Tuyệt đối không thoa kem đánh răng, nước mắm, rượu trắng hay các loại thuốc thảo dược không rõ nguồn gốc vào vết phỏng vì sẽ gây kích ứng vùng da đang bị tổn thương và làm nặng hơn vết phỏng.

Đối với các vết phỏng nhẹ và nông, sau khi ngâm rửa với nước sạch người nhà có thể thoa cho bé các loại pommade dùng trong phỏng như dầu mù u, Biafine, Silverin, sau đó băng lại với gạc sạch để giúp vết phỏng mau lành. Nếu bé quá đau đớn thì có thể cho bé uống thuốc giảm đau paracetamol với liều 10-15mg/kg trước khi đưa đi. Còn với các vết phỏng sâu bắt buộc phải nhập viện để nhân viên y tế điều trị.

BS TRƯƠNG ANH MẬU (BV Nhi Đồng 2 TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ 'vẽ bệnh moi tiền' ở Phòng khám đa khoa quốc tế Đà Nẵng

Ngày 16-7, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đề nghị rà soát, báo cáo việc cấp giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa quốc tế Đà Nẵng.

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ 'vẽ bệnh moi tiền' ở Phòng khám đa khoa quốc tế Đà Nẵng

Viên sỏi 'khủng' bằng nắm tay trong bàng quang bệnh nhân 36 tuổi

Sau hàng chục năm phát triển, viên sỏi ở bàng quang bệnh nhân nữ ở phường Pleiku (Gia Lai) phát triển đến kích thước hơn 10cm, gần như chiếm trọn cả bàng quang.

Viên sỏi 'khủng' bằng nắm tay trong bàng quang bệnh nhân 36 tuổi

Công an điều tra bệnh viện lập khống 20 hồ sơ bệnh án, đề nghị bảo hiểm rà soát

Công an tỉnh Thanh Hóa xác định, trong bốn năm, Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hóa (nay là Bệnh viện Đa khoa Hạc Thành) đã lập khống 20 hồ sơ bệnh án tại các khoa, phòng khác nhau.

Công an điều tra bệnh viện lập khống 20 hồ sơ bệnh án, đề nghị bảo hiểm rà soát

Huế kêu gọi người dân sử dụng thịt heo đúng cách, không nên quá lo

Chỉ trong 1 tháng, TP Huế liên tiếp ghi nhận hàng chục ca mắc liên cầu lợn, trong đó có nhiều ca bệnh nặng xin đưa về nhà và 1 ca tử vong. Từ đầu năm nay, Huế ghi nhận 38 ca mắc liên cầu lợn.

Huế kêu gọi người dân sử dụng thịt heo đúng cách, không nên quá lo

Phẫu thuật lấy búi tóc nặng nửa ký khỏi dạ dày bệnh nhi 5 tuổi

Bé trai 5 tuổi ở xã Liên Hương (tỉnh Lâm Đồng) nhập Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận (tỉnh Khánh Hòa) trong tình trạng đau bụng, nôn ói và suy kiệt. Các bác sĩ đã phẫu thuật và gắp thành công búi tóc nặng nửa ký từ dạ dày bé.

Phẫu thuật lấy búi tóc nặng nửa ký khỏi dạ dày bệnh nhi 5 tuổi

Nhiều lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại

Ông Đ.H.B. (62 tuổi, làm nghề lái xe, trú tại Bắc Ninh) từng nhiều lần bị chó cắn, lần gần nhất cách đây gần ba tháng. Khi đó ông bị chó nhà hàng xóm cắn vào mặt ngoài cẳng chân phải, nhưng không tới cơ sở y tế để xử lý hay tiêm phòng dại.

Nhiều lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar