05/08/2021 19:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phố Tràng Thi rộn rã tiễn 300 chiến sĩ áo trắng thủ đô lên đường giúp miền Nam chống dịch

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Lùi lại giữa đoàn đồng nghiệp đang hồ hởi chuẩn bị đồ đạc ra sân bay kịp vào Nam ‘chiến đấu’, nơi góc sân bệnh viện, vợ chồng bác sĩ Phương - Hạnh gọi video về nhà, dặn dò, chào cha mẹ và cưng nựng con nhỏ 17 tháng trước khi lên đường.

Phố Tràng Thi rộn rã tiễn 300 chiến sĩ áo trắng thủ đô lên đường giúp miền Nam chống dịch - Ảnh 1.

Đoàn bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đi chi viện cho TP.HCM sáng 5-8 - Ảnh: T.ĐIỂU

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) sáng 5-8 tổ chức tiễn 300 chiến sĩ áo trắng lên đường vào tâm dịch TP.HCM lập Trung tâm Hồi sức cấp cứu người bệnh COVID-19 tại xã Bình Tân, huyện Bình Chánh, để tiếp sức cho đồng bào miền Nam chống dịch.

Cả con phố Tràng Thi rộn rã không khí chuẩn bị, đưa tiễn rất khẩn trương, khí thế và xúc động. Chưa bao giờ bệnh viện có một đợt "xuất quân" đông đảo đến vậy. Những cái bắt tay giữa đồng nghiệp, những cái ôm của đôi lứa, những nụ cười rạng rỡ và cả những bịn rịn trao nhau giữa người đi người ở lại, ai cũng rưng rưng xúc động.

Chào con nhỏ 17 tháng tuổi ở lại với ông bà

Góc sân Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, một cặp vợ chồng trẻ đang dành những phút trước khi lên xe ra sân bay để gọi video về cho gia đình. Qua màn hình điện thoại, người vợ mong mẹ giữ gìn sức khỏe, xin lỗi mẹ vì chưa mua được loại thuốc mẹ cần bởi gần đây khó mua, người chồng cưng nựng con mới 17 tháng tuổi "ở nhà với ông bà ngoan nhé". Thỉnh thoảng, họ bật cười hạnh phúc khi thấy con làm trò, hay cùng khen ngợi con uống sữa giỏi.

Đó là vợ chồng bác sĩ Phạm Đình Phương (Khoa phục hồi chức năng) và Phạm Thị Mỹ Hạnh (Trung tâm gây mê hồi sức). Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong đợt kêu gọi các bác sĩ, điều dưỡng vào Nam chống dịch vừa qua đã khiến cộng đồng rất xúc động bởi câu chuyện nhiều cặp vợ chồng cùng "tranh nhau" đi, hoặc xin được cùng đi cả đôi.

Vợ chồng anh Phương, chị Hạnh cũng nằm trong số đó, nhưng chỉ có vợ chồng anh chị được lãnh đạo bệnh viện đồng ý để hai vợ chồng cùng được đi đợt này. Vì tuy có con nhỏ mới 17 tháng tuổi, họ có bố mẹ là "hậu phương vững chắc" có thể nhờ chăm sóc con nhỏ để vợ chồng yên tâm đi làm nhiệm vụ.

Cùng thuộc lứa bác sĩ 9X tài năng của Bệnh viện Việt Đức, lại có chuyên môn đúng với những gì các bệnh nhân COVID-19 đang cần nên sau một đêm trăn trở, hai vợ chồng quyết định sẽ cùng vào Nam.

"Tình hình dịch bệnh rất phức tạp, khó khăn, đồng nghiệp và bệnh nhân trong đó rất cần các bác sĩ vào chiến đấu cùng, cứu chữa cho những bệnh nhân nặng là yêu cầu cần kíp từ TP.HCM, nên vợ chồng tôi quyết tâm đi đợt này", bác sĩ Phương chia sẻ giản dị về quyết định đầy xúc động của hai vợ chồng.

Phố Tràng Thi rộn rã tiễn 300 chiến sĩ áo trắng thủ đô lên đường giúp miền Nam chống dịch - Ảnh 2.

Vợ chồng bác sĩ Phạm Đình Phương, Phạm Thị Mỹ Hạnh gọi điện nói chuyện với bố mẹ và con nhỏ trước khi lên đường - Ảnh: T.ĐIỂU

Với chị Hạnh, đi vào với những bệnh nhân COVID-19, các đồng nghiệp đang rất cần mình lúc này chính là cơ hội để một bác sĩ trẻ như chị trưởng thành hơn trong công việc, là cơ hội để va chạm thêm cả về chuyên môn lẫn bản lĩnh nghề, tôi rèn sức chịu đựng, tinh thần và ý chí, những điều mà một bác sĩ giỏi làm nghề cứu người rất cần phải có.

"Điều chúng tôi mong mỏi nhất là những bệnh nhân được khỏe mạnh về nhà, dịch bệnh sớm được khống chế", bác sĩ Phương nói để bày tỏ sự đồng tình với vợ.

Phố Tràng Thi rộn rã tiễn 300 chiến sĩ áo trắng thủ đô lên đường giúp miền Nam chống dịch - Ảnh 3.

Chị Hoàng Thị Ngọc Thạch tiễn chồng đi chi viện cho miền Nam sáng 5-8 - Ảnh: T.ĐIỂU

Cũng mong muốn hai vợ chồng cùng được đi chi viện cho miền Nam lần này, vợ chồng điều dưỡng Nguyễn Xuân Hoàng (Khoa phẫu thuật nhiễm khuẩn) và Hoàng Thị Ngọc Thạch (Khoa chẩn đoán hình ảnh) đành phải "nhường nhau" người ra "tiền tuyến" người ở hậu phương, bởi còn 2 con nhỏ và cha mẹ già yếu.

Trước lúc lên đường, họ dặn dò nhau người ra tuyến đầu cứ an tâm chăm sóc cho bệnh nhân, người ở lại gắng lo nhiệm vụ nặng nề cả ở nhà và ở bệnh viện. 

Phố Tràng Thi rộn rã tiễn 300 chiến sĩ áo trắng thủ đô lên đường giúp miền Nam chống dịch - Ảnh 4.

GS.TS Trần Bình Giang và cùng đồng nghiệp tiễn chân "các em" đi chi viện cho miền Nam sáng 5-8 - Ảnh: T.ĐIỂU

Các em đi sẽ chiến thắng trở về

Cùng trong đoàn đến động viên, "truyền lửa" cho thế hệ trẻ vào Nam sáng 5-8, giáo sư Đỗ Kim Sơn (87 tuổi, nguyên giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) lại thấy như chính mình được truyền năng lượng, lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ từ "các cháu".

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, GS.TS Trần Bình Giang - bí thư Đảng ủy, giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - cho biết đoàn bác sĩ, điều dưỡng đi chi viện cho đồng nghiệp ở TP.HCM trong tình hình dịch bệnh rất căng thẳng hiện nay đều biết rõ sẽ rất vất vả, nhưng mọi người vẫn rất nhiệt tình.

Hàng ngàn lá đơn đã được gửi lên ban giám đốc bệnh viện, ban chấp hành công đoàn, Đoàn thanh niên bệnh viện để xin đi. Nhiều cặp vợ chồng giành nhau đi, hoặc nắm tay nhau đi khiến ông rất xúc động và tự hào về đội ngũ của mình. 

Một số hình ảnh lễ xuất quân của đoàn 300 bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vào chi viện cho TP.HCM: 

Phố Tràng Thi rộn rã tiễn 300 chiến sĩ áo trắng thủ đô lên đường giúp miền Nam chống dịch - Ảnh 5.

Nụ cười của những người lên đường cùng miền Nam chống dịch - Ảnh: T.ĐIỂU

Phố Tràng Thi rộn rã tiễn 300 chiến sĩ áo trắng thủ đô lên đường giúp miền Nam chống dịch - Ảnh 6.

Những bác sĩ trẻ xách ba lô lên và đi - Ảnh: T.ĐIỂU

Phố Tràng Thi rộn rã tiễn 300 chiến sĩ áo trắng thủ đô lên đường giúp miền Nam chống dịch - Ảnh 7.

Vui vẻ chia tay đồng nghiệp - Ảnh: T.ĐIỂU

Phố Tràng Thi rộn rã tiễn 300 chiến sĩ áo trắng thủ đô lên đường giúp miền Nam chống dịch - Ảnh 8.

Những bác sĩ trẻ ra đi với niềm tin sẽ cùng miền Nam chiến thắng dịch bệnh - Ảnh: T.ĐIỂU

Phố Tràng Thi rộn rã tiễn 300 chiến sĩ áo trắng thủ đô lên đường giúp miền Nam chống dịch - Ảnh 9.

Những người đến tiễn đưa đồng nghiệp hầu hết cũng đã ghi tên mình trong danh sách đi các đợt sau, nếu miền Nam vẫn cần - Ảnh: T.ĐIỂU

Phố Tràng Thi rộn rã tiễn 300 chiến sĩ áo trắng thủ đô lên đường giúp miền Nam chống dịch - Ảnh 10.
Chàng MC 60 ngày đi tình nguyện: 'Chỉ cần sức khỏe, tôi sẽ đi đến khi hết dịch'

TTO - MC Phùng Thế Phi là gương mặt quen thuộc trong các hoạt động của Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM nhiều năm qua. Trong đợt tình nguyện COVID-19 này, anh là một trong những nghệ sĩ tham gia nhiệt tình, xông xáo nhất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Đồng hành cùng địa phương' hỗ trợ hoạt động chính quyền hai cấp

150 đội hình tình nguyện "Đồng hành cùng địa phương" của các bạn trẻ TP.HCM cùng tham gia hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục hành chính tại các phường, xã trong những ngày đầu triển khai chính quyền hai cấp.

'Đồng hành cùng địa phương' hỗ trợ hoạt động chính quyền hai cấp

Thiếu tướng Vũ Hồng Sơn nhận nhiệm vụ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân

Ngày 4-7, Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã chủ trì hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân.

Thiếu tướng Vũ Hồng Sơn nhận nhiệm vụ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Báo Tuổi Trẻ tặng danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi' cho người lái drone cứu 2 trẻ kẹt lũ

Ban biên tập báo Tuổi Trẻ quyết định tặng anh Trần Văn Nghĩa, người đã lái drone cứu 2 trẻ mắc kẹt trên sông Ba ngày 3-7, danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi'. Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cũng quyết định tặng anh Nghĩa bằng khen.

Báo Tuổi Trẻ tặng danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi' cho người lái drone cứu 2 trẻ kẹt lũ

‘Biến rác thành chữ’ giúp ngôi trường nghèo ở Indonesia giành giải Trường học lành mạnh nhất AIA

Từ những chai nhựa, lốp xe cũ và rác sinh hoạt, thầy trò một trường tiểu học trên đảo Rote Ndao (Indonesia) đã tạo nên bảng chữ cái, bàn ghế học tập, vườn rau và cả phân bón hỗ trợ nông dân.

‘Biến rác thành chữ’ giúp ngôi trường nghèo ở Indonesia giành giải Trường học lành mạnh nhất AIA

Bộ Nội vụ sẽ trình nghị định mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Bộ Nội vụ sẽ trình Chính phủ ban hành hai nghị định quan trọng về ưu đãi người có công và trợ cấp cho thanh niên xung phong, trong đó có điều chỉnh chính sách tốt hơn.

Bộ Nội vụ sẽ trình nghị định mở rộng chính sách ưu đãi người có công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar