31/08/2022 19:32 GMT+7

Phó thủ tướng yêu cầu thu hồi dự án có vốn nhưng không triển khai

VGP
VGP

TTO - Nếu dự án chưa thể giải ngân được thì đề xuất, gửi về Bộ KH-ĐT để báo cáo Chính phủ điều chuyển vốn cho dự án khác, tránh dàn trải, kéo dài, có tiền mà không tiêu được, trong khi có công trình có thể đẩy nhanh tiến độ thì lại không có tiền.

Đó là một trong các nội dung chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp về đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công ngày 31-8. 

Phó thủ tướng yêu cầu thu hồi dự án có vốn nhưng không triển khai - Ảnh 1.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp của Tổ công tác số 4 về giải ngân vốn đầu tư công - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các địa phương trước ngày 5-9 phải tổng hợp, báo cáo danh mục các dự án đầu tư công theo các nhóm: Đã được bố trí vốn nhưng chưa khởi công; chưa đấu thầu; Đã có chủ trương nhưng chưa phê duyệt được dự án đầu tư để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

Phó thủ tướng đề nghị cần rà soát, làm rõ, "bóc tách" được các nhóm dự án đã ghi vốn đầu tư nhưng chưa đấu thầu, chưa có nhà thầu, chưa hoàn thành thủ tục đầu tư, chưa khởi công cũng như các công trình có khả năng hoàn thành trong năm nay và đầu năm 2023.

Nếu đã nỗ lực hết sức nhưng thấy rằng chưa thể giải ngân được thì đề xuất, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo Chính phủ việc điều chuyển vốn cho dự án khác. Tránh dàn trải, kéo dài, có tiền mà không tiêu được, trong khi có công trình có thể đẩy nhanh tiến độ thì lại không có tiền, phó thủ tướng lưu ý.

Phó thủ tướng yêu cầu thu hồi dự án có vốn nhưng không triển khai - Ảnh 2.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành: Kiên quyết thu hồi vốn đã bố trí cho các dự án chậm hoặc chưa triển khai - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Báo cáo với phó thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, so với thời điểm kiểm tra tháng 7-2022 thì đến nay có 2 cơ quan có tỉ lệ giải ngân cao hơn mức trung bình cả nước, là Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Đồng Nai. Theo đó, 2 cơ quan, địa phương này trong thời gian tới sẽ không nằm trong phạm vi của tổ công tác.

Trong đợt kiểm tra tháng 8-2022 thì có thêm Bộ Xây dựng do tỉ lệ giải ngân thấp hơn mức trung bình của cả nước. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, nguyên nhân vẫn là do biến động về giá nguyên vật liệu, ảnh hưởng của dịch bệnh, một số chủ đầu tư còn lúng túng, chưa quyết liệt triển khai thực hiện, vướng mắc trong cấp thẩm quyền phê duyệt 3 loại quy hoạch quốc gia.

Một số cơ quan đã dự kiến giải ngân cả năm đạt 100% kế hoạch đó là Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Một số cơ quan có tỉ lệ giải ngân chưa cao nhưng cũng đã nghiêm túc, chủ động rà soát khả năng giải ngân và có đề xuất điều chỉnh giảm kế hoạch vốn được giao như TP Hà Nội giảm 2.000 tỉ đồng vốn nước ngoài, EVN giảm 140 tỉ đồng, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam giảm 92,45 tỉ đồng.

Theo bà Phan Thị Thắng - phó chủ tịch UBND TPHCM, có 5 nguyên nhân lớn làm chậm tiến độ giải ngân, là năng lực lập dự án còn hạn chế; thực hiện thủ tục đầu tư còn chậm; một số chủ đầu tư thiếu chủ động trong kiểm tra, đôn đốc; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư chưa quyết liệt và tình trạng một số nhà thầu thi công cầm chừng.

Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá chậm giải ngân vốn đầu tư công do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc phân bổ vốn chưa khoa học, nhiều dự án được bố trí vốn năm 2022 nhưng chưa được phê duyệt dự án đầu tư, nhiều dự án chưa đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, có dự án chưa giải phóng mặt bằng, một số dự án chậm tiến độ do nhà thầu yếu kém, do các thủ tục thanh toán, nghiệm thu chưa kịp thời.

Về giải pháp, đối với các dự án đã đủ điều kiện và đang triển khai, phó thủ tướng yêu cầu các địa phương, chủ đầu tư, ban quản lý, nhà thầu tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc, triển khai thi công 3 ca để bù tiến độ đã chậm.

Đối với các dự án đã được phân bổ kế hoạch vốn nhưng chưa khởi công, kiên quyết thu hồi để điều động, phân bổ vốn cho các dự án khác, phấn đấu hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.

Khi cỗ máy đầu tư công lạc nhịp

TTCT - Một trong những cỗ máy quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế là đầu tư công đang gặp nhiều trục trặc.

VGP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những điểm nhấn của CT Group sau 6 tháng triển khai Nghị quyết 57

CT Group đã tổ chức lễ sơ kết sáu tháng triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW với hàng loạt sản phẩm hoàn thiện rất phong phú từ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số đến Đổi mới sáng tạo.

Những điểm nhấn của CT Group sau 6 tháng triển khai Nghị quyết 57

Gắt gao chặn nạn 'móc túi' khách hàng, đại lý yếu kém đối mặt nguy cơ bị loại khỏi ngành bảo hiểm

Từ tháng 7-2025, nghị định 46 và thông tư 67 chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Gắt gao chặn nạn 'móc túi' khách hàng, đại lý yếu kém đối mặt nguy cơ bị loại khỏi ngành bảo hiểm

Cầu Nhơn Trạch thi công vượt tiến độ, có kế hoạch đưa vào khai thác ngày 19-8

Công trình cầu Nhơn Trạch nối TP.HCM và Đồng Nai thi công vượt tiến độ theo hợp đồng, sẵn sàng khai thác vào ngày 19-8.

Cầu Nhơn Trạch thi công vượt tiến độ, có kế hoạch đưa vào khai thác ngày 19-8

Cát về công trình vành đai 3 nhanh hơn nhờ 'luồng xanh' đường thủy

Sau khi được cấp “luồng xanh” để chở vật liệu cát từ miền Tây về xây dựng công trình vành đai 3, TP.HCM đã rút ngắn được thời gian, góp phần thúc đẩy tiến độ các gói thầu.

Cát về công trình vành đai 3 nhanh hơn nhờ 'luồng xanh' đường thủy

Việt Nam đã có nền tảng blockchain quốc gia, ứng dụng đa ngành nghề

NDAChain vừa được Chủ tịch Hiệp hội, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt chủ trương triển khai trong hệ thống các nền tảng lõi quốc gia.

Việt Nam đã có nền tảng blockchain quốc gia, ứng dụng đa ngành nghề

TP.HCM có nhà máy sản xuất bao bì xanh hiện đại bậc nhất

Tập đoàn Tetra Pak chính thức đưa vào vận hành giai đoạn 2 của nhà máy sản xuất bao bì xanh tại TP.HCM, nâng gấp đôi công suất lên hơn 30 tỉ hộp mỗi năm.

TP.HCM có nhà máy sản xuất bao bì xanh hiện đại bậc nhất
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar