04/08/2023 10:13 GMT+7

Phó thủ tướng: Xử nghiêm sai phạm trong tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công Thương.

Chính phủ yêu cầu cần xử lý nghiêm vi phạm và triệt để khắc phục, đảm bảo không để thất thoát tài sản trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương - Ảnh: N.TRẦN

Chính phủ yêu cầu cần xử lý nghiêm vi phạm và triệt để khắc phục, đảm bảo không để thất thoát tài sản trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương - Ảnh: N.TRẦN

Nội dung thông báo kết luận nêu rõ: Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm toàn diện với nội dung kết luận, kiến nghị tại kết luận thanh tra ngày 7-7-2023, bảo đảm chính xác, khách quan, đúng pháp luật, không để thất thoát tài sản Nhà nước.

Có dấu hiệu vi phạm chuyển cơ quan chức năng xử lý

Về kiến nghị chuyển thông tin một số vụ việc vi phạm sang cơ quan điều tra, Phó thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ thực hiện theo thẩm quyền, đúng quy định pháp luật và nghiêm túc rút kinh nghiệm khi chậm ban hành kết luận thanh tra.

Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu các bộ: Công Thương, Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng các cơ quan, địa phương liên quan thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại kết luận thanh tra.

Các cơ quan này cần xử nghiêm với tổ chức, cá nhân có sai phạm và xử lý triệt để sai phạm về kinh tế, đất đai, bảo đảm không để thất thoát tài sản nhà nước. Quá trình thực hiện nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định.

Thanh tra Chính phủ theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện.

Trước đó, theo kết luận thanh tra về việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công Thương giai đoạn 2011-2017, Thanh tra Chính phủ cho biết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công Thương giai đoạn này chậm, xác định giá trị chưa chính xác dẫn tới hàng nghìn tỉ đồng chưa tính đủ.

Một số doanh nghiệp không hoàn thành theo đề án được duyệt, xử lý tài chính, công nợ, đất đai sai quy định; tỉ lệ vốn Nhà nước bán được quá thấp so với phương án, không chọn được nhà đầu tư chiến lược. Cùng đó, quản lý đất đai gắn với cổ phần hóa còn vướng mắc, thiếu chặt chẽ, quyết toán cổ phần hóa chậm.

Xử lý về kinh tế hàng ngàn tỉ "bỏ quên" khi tái cơ cấu

Các nội dung này liên quan đến Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL); Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM); Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) gồm các công ty con gồm Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC), Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)... 

Trên cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, đơn vị liên quan xử lý về kinh tế. Cụ thể, tổng giá trị phát hiện cần kiến nghị xử lý lên tới hơn 2.338 tỉ đồng.

Đáng chú ý, cơ quan thanh tra cũng kiến nghị chuyển thông tin vụ việc vi phạm sang cơ quan điều tra Bộ Công an liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai tại Khánh Hòa, Đắk Lắk của Công ty TNHH một thành viên Thực phẩm và Đầu tư (Fococev). 

Cùng đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị xử lý trách nhiệm của Bộ Công Thương, các tỉnh thành phố có liên quan thực hiện kiểm điểm với các tập thể, cá nhân có liên quan đến những vi phạm đã được xác định.

Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính và các địa phương liên quan thực hiện kiểm điểm và chỉ đạo xem xét kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến các khuyết điểm, vi phạm tại kết luận thanh tra tái cơ cấu doanh nghiệp.

Cũng trong ngày 3-8, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi các doanh nghiệp gồm Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam; Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC), Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR); Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp yêu cầu thực hiện kết luận thanh tra theo quy định.
Thanh tra tái cơ cấu các 'ông lớn' VEAM, VNSteel, PVN, Fococev... phát hiện nghìn tỉ chưa 'tính đủ'

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công Thương giai đoạn 2011-2017.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 5-7: Tăng thời hiệu kỷ luật cán bộ lên 10 năm; Đề nghị trách nhiệm nếu chậm chuyến bay

Tin tức đáng chú ý: Đề nghị bổ sung trách nhiệm chậm, hủy chuyến bay; Tài khoản chứng khoán mở mới tăng kỷ lục; Tăng thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ lên 10 năm, thay vì 5 năm như trước...

Tin tức sáng 5-7: Tăng thời hiệu kỷ luật cán bộ lên 10 năm; Đề nghị trách nhiệm nếu chậm chuyến bay

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản hút hàng ngàn du khách tại Đà Nẵng

Tối 4-7, Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản TP Đà Nẵng lần thứ 10 năm 2025 khai mạc tại công viên Biển Đông (TP Đà Nẵng), thu hút hàng ngàn người dân và du khách đến vui chơi, trải nghiệm.

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản hút hàng ngàn du khách tại Đà Nẵng

Giá vàng đi xuống, giá USD tăng hết biên độ rồi quay đầu giảm

Giá USD đã có phiên thứ hai tăng hết biên độ, nhưng bất ngờ hạ nhiệt vào cuối ngày. Giá vàng trong nước giảm về dưới ngưỡng 121 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đi xuống, giá USD tăng hết biên độ rồi quay đầu giảm

Mời chuyên gia Trung Quốc sang kiểm tra thực địa chuỗi xuất khẩu sầu riêng Việt Nam

Dự kiến từ ngày 12 đến 17-7, chuyên gia của Tổng cục Hải Quan Trung Quốc sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi xuất khẩu sầu riêng.

Mời chuyên gia Trung Quốc sang kiểm tra thực địa chuỗi xuất khẩu sầu riêng Việt Nam

Đọ thị phần môi giới chứng khoán: SSI cao nhất 9 quý, VCBS trở lại top 10

VPS tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu thị trường trong quý 2 với thị phần 15,37%, giảm so với quý trước. Trong khi thị phần Chứng khoán SSI tăng với tốc độ ấn tượng.

Đọ thị phần môi giới chứng khoán: SSI cao nhất 9 quý, VCBS trở lại top 10

Vụ án đánh bạc nghìn tỉ có cựu phó chủ tịch Phú Thọ: Những doanh nghiệp nào liên quan?

Công ty Việt Hải Đăng đã ký kết hợp đồng quản lý, vận hành King Club với Công ty HS Development Việt Nam. Tuy nhiên để tăng doanh thu, hai công ty này để người Việt Nam vào King Club chơi.

Vụ án đánh bạc nghìn tỉ có cựu phó chủ tịch Phú Thọ: Những doanh nghiệp nào liên quan?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar