29/09/2019 13:49 GMT+7

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nói về 'chủ nghĩa đa phương' trong 15 phút tại LHQ

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề cập tới chủ nghĩa đa phương xuyên suốt bài phát biểu dài 15 phút tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nói về chủ nghĩa đa phương trong 15 phút tại LHQ - Ảnh 1.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York, Mỹ ngày 28-9 - Ảnh: AFP

Bài phát biểu của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại phiên thảo luận chung khóa 74 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 28-9 (giờ địa phương) có chủ đề: "Tăng cường sức sống của chủ nghĩa đa phương vì hòa bình và phát triển bền vững".

Chủ nghĩa đa phương: vai trò và thách thức

"Cách đây 8 thập niên, Thế chiến thứ 2 nổ ra và trở thành chương chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc xung đột toàn cầu này cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người, tàn phá các nền kinh tế và xã hội. Người ta chứng kiến những tội ác kinh hoàng, cùng sự ra đời của những loại vũ khí và phương tiện chiến tranh mới với sức hủy diệt chưa từng thấy.

Khép lại cuộc chiến này, các quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của một hệ thống an ninh tập thể dựa trên hợp tác đa phương và luật pháp quốc tế, lấy đó làm nền tảng cho trật tự thế giới hậu chiến tranh. Và thực tế đã chứng minh đây là lựa chọn đúng đắn" - Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nói trong phần đầu của bài phát biểu.

Phó thủ tướng cho biết trong 75 năm qua, chủ nghĩa đa phương, với trung tâm là Liên Hiệp Quốc, đã khẳng định vai trò tất yếu của nó. Các thể chế đa phương đã tạo ra diễn đàn cho các quốc gia thảo luận và thiết lập những chính sách chung về các vấn đề quản trị toàn cầu, từ những chủ đề chung như hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại, phát triển, quyền con người tới những lĩnh vực cụ thể như hợp tác hàng hải, hàng không, bưu chính, viễn thông…

Tuy nhiên, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nhận định chủ nghĩa đa phương đang đối mặt những thách thức to lớn. Trong số này có việc một số nước theo đuổi những lợi ích vị kỷ thay vì các giá trị chung hay đối đầu thay vì hợp tác, đối thoại và tôn trọng luật pháp quốc tế.

"Việc giảm các nguồn lực và cam kết chính trị đã ảnh hưởng lớn tới sự hiệu quả của hợp tác đa phương" - Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá thế giới ngày càng đối mặt với nhiều thách thức lớn hơn về mức độ và phức tạp hơn về bản chất. Phó thủ tướng điểm ra những thách thức như vậy như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, tình trạng xung đột kéo dài ở nhiều khu vực nhất là ở Trung Đông và châu Phi…

Việt Nam coi trọng hợp tác đa phương

Đối với Việt Nam, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết hợp tác đa phương có một vị trí đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

"Quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam gắn liền với sự tham gia của chúng tôi vào các thể chế đa phương khu vực và quốc tế. Sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế đã giúp Việt Nam tái thiết và phát triển đất nước sau hàng thập niên chiến tranh" - Phó thủ tướng Phạm Bình Minh chia sẻ tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Phó thủ tướng khẳng định Việt Nam đã tham gia chủ động, tích cực và có nhiều đóng góp xây dựng, trách nhiệm trong các tiến trình đa phương. Việt Nam đang phối hợp với các quốc gia thành viên ASEAN khác để cường vai trò trung tâm của khối trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh và thịnh vượng ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung.

Phó thủ tướng cũng liệt kê ra một số đóng góp của Việt Nam thời gian qua. Chẳng hạn tại Liên Hiệp Quốc, các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình. Trong khi đó, các nhà ngoại giao và chuyên gia Việt Nam đã đóng góp đáng kể cho việc xây dựng các các nghị trình và chính sách của Liên Hiệp Quốc về phát triển bền vững, về biển và đại dương…

Việt Nam cũng cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, và đặc biệt là đã có những bước đi cụ thể tiến tới chấm dứt việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần vào năm 2025.

Trong bài phát biểu, Phó thủ tướng cũng bày tỏ sự vinh dự khi Việt Nam lần thứ hai được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, và gửi lời cảm ơn tới các nước vì sự tín nhiệm và tin tưởng một lần nữa dành cho Việt Nam.

"Trước những thách thức to lớn hiện nay, chúng ta cần cùng nhau tăng cường sức sống của chủ nghĩa đa phương và tăng cường vị thế của Liên Hiệp Quốc" - Phó thủ tướng Phạm Bình Minh kêu gọi.

5 giải pháp "tăng cường sức sống của chủ nghĩa đa phương"

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh kết thúc bài phát biểu dài khoảng 15 phút trong tràng pháo tay của đại diện các nước ngồi tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bằng việc đề xuất những giải pháp để đạt mục tiêu trên:

Thứ nhất, cần tái khẳng định vai trò và tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc trong quan hệ quốc tế và hợp tác đa phương.

Thứ hai, cần tăng cường kết nối giữa chủ nghĩa đa phương ở cấp độ toàn cầu và khu vực.

Thứ ba, các nỗ lực đa phương cần đặt con người làm trung tâm.

Thứ tư, các thể chế đa phương cần được cải tổ để đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra và phục vụ tốt hơn lợi ích của các quốc gia thành viên, nhất là các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin.

Cuối cùng, cam kết chính trị của mỗi lãnh đạo thế giới có ý nghĩa then chốt đối với mọi nỗ lực tăng cường sức sống của chủ nghĩa đa phương. Mỗi quốc gia thành viên phải vượt qua những lợi ích riêng, hướng tới các lợi ích chung lớn hơn của cộng đồng quốc tế.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đưa vấn đề Biển Đông ra Liên Hiệp Quốc

TTO - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh kêu gọi những bên liên quan ở Biển Đông tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS và đề cập tới các 'vụ việc nghiêm trọng xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam'.

BÌNH AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức thế giới 7-7: Ông Trump lên tiếng về đảng mới của Elon Musk; Israel tấn công Yemen

Ông Trump nói Elon Musk lập đảng mới là 'lố bịch', sẽ không thành công; Nga bắn hạ 6 drone của Ukraine đang bay về hướng Matxcơva.

Tin tức thế giới 7-7: Ông Trump lên tiếng về đảng mới của Elon Musk; Israel tấn công Yemen

Thành lập đảng mới thách thức ông Trump, liệu ông Musk có đủ kiên nhẫn?

Tuyên bố thành lập Đảng nước Mỹ của tỉ phú Elon Musk không chỉ đánh dấu sự đứt gãy quan hệ chính thức với Tổng thống Donald Trump mà còn khuấy đảo cả chính trường Mỹ.

Thành lập đảng mới thách thức ông Trump, liệu ông Musk có đủ kiên nhẫn?

Ông Bessent cảnh báo tỉ phú Elon Musk tránh xa chuyện chính trị

Bộ trưởng Tài chính Mỹ nhắn nhủ rằng lãnh đạo các công ty của ông Musk không thích chuyện ông dấn sâu vào chính trị và ông nên tập trung kinh doanh.

Ông Bessent cảnh báo tỉ phú Elon Musk tránh xa chuyện chính trị

Mỹ lại nêu mốc ngày 1-8 'quyết liệt' áp thuế đối ứng

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo các nước không đạt được thỏa thuận thương mại sẽ bị áp thuế đối ứng cao từ ngày 1-8.

Mỹ lại nêu mốc ngày 1-8 'quyết liệt' áp thuế đối ứng

Philippines định mua 6 tàu khu trục gần 40 tuổi của Nhật Bản

Nhật Bản và Philippines đạt thỏa thuận mua bán 6 tàu khu trục lớp Abukuma đã phục vụ trong biên chế Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản gần 40 năm.

Philippines định mua 6 tàu khu trục gần 40 tuổi của Nhật Bản

Đảng nước Mỹ của tỉ phú Musk có thể 'chết yểu' vì chính ông?

Hệ thống chính trị Mỹ không có chỗ cho một đảng lớn thứ ba, trong khi chính ông Musk có thể là nguồn cơn lớn khiến chính đảng mới thành lập của mình thất bại.

Đảng nước Mỹ của tỉ phú Musk có thể 'chết yểu' vì chính ông?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar