30/01/2014 21:29 GMT+7

Phố Sài Gòn rực rỡ ngày 30 tết

TRUNG NGHĨA (thực hiện)
TRUNG NGHĨA (thực hiện)

TTO – Bùng binh ngã bảy rực sắc đỏ, những nẻo đường rộn sắc hoa xuân, nồi bánh tét nấu vội kịp chín trước giao thừa… nhịp sống Sài Gòn – TP.HCM ngày 30-1 (30 tết) sống động qua ống kính phóng sự của Trung Nghĩa – biên tập viên ảnh Tuổi Trẻ Online.

Phóng to
Dòng người xe náo nhiệt ở ngã bảy quận 10 chiều 30 tết. Ảnh: Trung Nghĩa

Trong một buổi chiều 30 tết đầy nô nức, chúng tôi hướng ống kính của mình trên các nẻo đường Sài Gòn, đi qua quận 3, 5, 10, Phú Nhuận và Bình Thạnh và cảm nhận không khí đón tết của người dân thành phố.

Và sắc đỏ, vàng hiện diện khắp nơi. Đó có thể là màu cờ Tổ quốc treo hai bên đường phố, là muôn vạn bong bóng bay sặc sỡ nơi giao lộ, là màu hoa đỏ, vàng "may mắn về nhà" của những người mua hoa ở phiên chợ cuối năm. Đó có thể là màu của ánh lửa rực lên dưới nồi bánh tét nấu trước phút giao thừa...

Phố phường Sài Gòn - TP.HCM rực rỡ và cũng nhiều hình ảnh khó quên của ngày cuối năm. Trong hình ảnh dòng xe chạy ngược xuôi hối hả là bóng dáng lặng lẽ hơn của những người lao động nghèo như chị ve chai, chàng trai bán hủ tiếu dạo, bác thợ sửa xe bên lề đường... Họ vẫn tất tả mưu sinh đến giờ phút cuối để mong đón chào một năm mới sung túc hơn.

Tết đã đến với mọi người!

Chậu hoa mồng gà đỏ thắm được hai phụ nữ hối hả chở về nhà. Ảnh: Trung Nghĩa
Hai thanh niên chở nhiều chậu hoa cúc vàng trên xe gắn máy ở đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận) chiều 30 tết . Ảnh: Trung Nghĩa
Cờ Tổ quốc và những chùm bong bóng rực đỏ nơi ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh). Ảnh: Trung Nghĩa
Chú bé quạt cho nồi bánh tét nấu cạnh cây mai trước cửa nhà (đường Trần Văn Đang, quận 3). Ảnh: Trung Nghĩa
Một người đàn ông vui mừng khi mua được hoa giá rẻ trong phiên chợ chiều trong hẻm đường Lý Thái Tổ (quận 10). Ảnh: Trung Nghĩa
Một chiếc xe chở chậu mai lớn đến nơi giao hàng. Ảnh chụp trên đường Nguyễn Tri Phương (quận 10). Ảnh: Trung Nghĩa
Một chàng trai bán hủ tiếu hối hả đẩy xe băng qua giao lộ đường Lý Thái Tổ (quận 10). Ảnh: Trung Nghĩa
Người sửa xe bên lề đường góc Lê Hồng Phong - Nguyễn Tri Phương (quận 10). Ông cho biết sẽ làm việc tới giao thừa mới quay về nhà. Ảnh: Trung Nghĩa
Một phụ nữ làm nghề ve chai đạp xe trở về nhà chiều 30 tết. Ảnh: Trung Nghĩa
TRUNG NGHĨA (thực hiện)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ngày mai 30-6 hết hạn nhận bài cuộc thi viết Dấu ấn Tuổi Trẻ trong tôi

Tính đến ngày 29-6, ban tổ chức cuộc thi viết Dấu ấn Tuổi Trẻ trong tôi đã nhận hơn 500 bài dự thi. Cuối ngày mai 30-6 sẽ hết hạn nhận bài.

Ngày mai 30-6 hết hạn nhận bài cuộc thi viết Dấu ấn Tuổi Trẻ trong tôi

Trưng bày 17 bảo vật quốc gia

17 bảo vật quốc gia được mang ra trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM.

Trưng bày 17 bảo vật quốc gia

Hàng ngàn người Nhật xúc động tiễn 4 gấu trúc khổng lồ về Trung Quốc

Người hâm mộ nói lời tạm biệt với 4 gấu trúc khổng lồ, trước khi chúng chính thức trở về Trung Quốc vào ngày 28-6.

Hàng ngàn người Nhật xúc động tiễn 4 gấu trúc khổng lồ về Trung Quốc

Anna Wintour bị tố lạm dụng quyền lực, phân biệt chủng tộc trước khi rời ghế tổng biên tập Vogue

Tin tức Anna Wintour rời ghế tổng biên tập tạp chí Vogue Mỹ sau 37 năm khiến giới thời trang rất bất ngờ.

Anna Wintour bị tố lạm dụng quyền lực, phân biệt chủng tộc trước khi rời ghế tổng biên tập Vogue

Trụ sở quận 1, TP.HCM đã đổi bảng tên thành phường Sài Gòn

Trụ sở UBND quận 1 đã được thay bảng tên thành trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND phường Sài Gòn, chuẩn bị cho lễ công bố thành lập phường, xã mới vào sáng 30-6 và chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ 1-7.

Trụ sở quận 1, TP.HCM đã đổi bảng tên thành phường Sài Gòn

Giáo sư Trần Văn Khê đã để lại cho đời một di sản sống

Theo phó chủ tịch, phó giám đốc Quỹ học bổng Trần Văn Khê Nguyễn Thế Thanh, giáo sư Trần Văn Khê đã dành trọn đời mình để bảo tồn, truyền bá và đưa âm nhạc dân tộc vươn tầm thế giới. Ông thực sự đã để lại cho đời một di sản sống.

Giáo sư Trần Văn Khê đã để lại cho đời một di sản sống
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar