20/12/2015 11:16 GMT+7

Phim về thời học trò hoa mộng, tình đầu lãng mạn gây sốt

LÂM LÊ
LÂM LÊ

TT - Một cô nhân viên công sở vùi đầu vào công việc mà quên đi việc hưởng thụ cuộc sống. Và khi áp lực trở nên hết sức chịu đựng, cô nghe một bản nhạc của thần tượng Lưu Đức Hoa. Những hồi ức của thập niên 1990 hiện về - thời học trò hoa mộng...

Bốn diễn viên chính của Our times đều là những gương mặt mới của điện ảnh Đài Loan, trở thành “sao” sau một đêm - Ảnh:T.L.

[AUDIO id= alt=]//static.tuoitre.vn/tto/r/2015/12/20/12-thoi-hai-ra-tien-cua-phim-hoi-uc-1450603598.mp3[/AUDIO]

Nếu ở Việt Nam, hai bộ phim đậm màu hoài niệm và hồi ức Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Em là bà nội của anh làm mưa làm gió và chinh phục tình cảm khán giả thì ở Đài Loan, bộ phim Thời đại thiếu nữ của tôi (Our times), một bộ phim nhớ về thập niên 1990, cũng trở thành phim ăn khách nhất năm và chinh phục một loạt thị trường châu Á khác.

Sự thành công vang dội của nhiều bộ phim nói tiếng Hoa trong vài năm gần đây đều lấy cột mốc là thập niên 1990 khiến không chỉ giới làm phim mà khán giả cũng rất bất ngờ, và mở ra một hướng làm phim mới (thậm chí còn trở thành xu hướng nổi bật của châu Á).

Cảnh quay trong Thời đại thiếu nữ của tôi

Thập niên 1990 - thời hái ra tiền của điện ảnh nói tiếng Hoa

Bốn năm trước, nhà văn Cửu Bá Đảo tự chuyển thể tiểu thuyết tự truyện You’re the apple of my eye (Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi), trở thành một hiện tượng lớn của điện ảnh Đài Loan nói riêng và Đại lục nói chung.

Chỉ hai năm sau, dòng phim hoài cổ này có thêm loạt phim Tiny times (Tiểu thời đại) của Quách Kính Minh, cũng là một nhà văn tự chuyển thể tiểu thuyết của mình. Rất tiếc là dòng hồi ức của nhà văn, đạo diễn Quách Kính Minh khi lên phim quá thời trang, quá phù phiếm về hình thức mà nhạt nhẽo về nội dung.

Dù vậy, anh cũng biến nó thành một xêri dài đến 4 tập và thu về hơn... 300 triệu USD - con số doanh thu khổng lồ mà điện ảnh Hollywood còn mơ ước với dòng phim lãng mạn. Cùng với tay ngang Quách Kính Minh, Triệu Vy cũng từ diễn viên trở thành đạo diễn khi chuyển thể tiểu thuyết Anh có thích nước Mỹ không của nhà văn Tân Di Ổ thành bộ phim Gửi thời thanh xuân mà chúng ta đã mất (So young). Bộ phim của Triệu Vy được đánh giá là chạm vào được hồi ức của lứa tuổi 7X, 8X - những khán giả có nhiều trải nghiệm sâu sắc nhất trong thập niên 1980, 1990.

Thời học trò mấy ai quên cảnh này? - Cảnh trong Thời đại thiếu nữ của tôi

Đó là một giai đoạn chuyển giao mạnh mẽ nhất ở Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung: giai đoạn đời sống kinh tế khá khó khăn, chưa có Internet và những người trưởng thành trong giai đoạn đó thường rất lãng mạn, hồn nhiên và chưa bị cuốn vào vòng xoáy của vật chất.

Chỉ một thập kỷ sau đó, khi kinh tế có bước phát triển đột phá và Internet bắt đầu ảnh hưởng mạnh mẽ, sự thay đổi về lối sống và tình cảm của giới trẻ diễn ra chóng mặt, thậm chí không còn hình dung nổi về cách sống, cách yêu của 10 năm trước.

“Một thời rất gần mà tưởng rất xa” nên những dòng hồi ức của thập niên này trở thành mỏ vàng cho điện ảnh nói tiếng Hoa. Và Gửi thời thanh xuân của Triệu Vy cũng nối tiếp hai bộ phim trên, trở thành một bộ phim... siêu lãi, khi kinh phí đầu tư chỉ 5 triệu USD nhưng thu về đến 130 triệu USD.

Câu chuyện học trò nhắc khán giả nhớ về quá khứ của chính họ...

Thời đại thiếu nữ của tôi - cơn sốt mới của Đài Loan

Our times (Thời đại thiếu nữ của tôi) của nữ đạo diễn Trần Ngọc San. Không chỉ Đài Loan, bộ phim lần lượt chinh phục thị trường Hong Kong, Trung Quốc, Malaysia, Singapore... với doanh thu được dự báo vượt qua Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi.

Đây cũng là lý do một số bài báo và khán giả cho rằng Our times ăn theo thành công của You’re the apple of my eye, và là một “phiên bản gái” của bộ phim trước, nhưng đạo diễn Trần Ngọc San cho rằng “thập niên 1990, lối sống và tình cảm của giới trẻ khá giống nhau, nhưng hoài niệm thì mỗi người một khác. Hoài niệm của tôi không thể giống với hoài niệm của ai khác”.

Phản biện của Trần Ngọc San không phải là không có lý khi một số nhà phê bình bảo vệ cô và thậm chí đánh giá Our times cao hơn. Điều đó cũng được chứng minh tại giải thưởng điện ảnh Kim Mã vừa qua, Our times giành được ba đề cử quan trọng cho Nữ diễn viên chính xuất sắc, Đạo diễn mới xuất sắc và Ca khúc chủ đề hay nhất.

Lớp học trong phim.

Về doanh thu, Our times trở thành phim ăn khách nhất ở Đài Loan và Hong Kong, còn tại Trung Quốc phim thu về gần 60 triệu đôla và trở thành bộ phim Đài Loan ăn khách nhất nhì tại thị trường điện ảnh lớn nhất châu Á hiện nay.

Phim chẳng có “bí kíp” gì, chỉ là hồi ức của một cô nhân viên công sở vùi đầu vào công việc mà quên đi việc hưởng thụ cuộc sống. Và khi áp lực trở nên hết sức chịu đựng, cô nghe một bản nhạc của thần tượng Lưu Đức Hoa.

Và những hồi ức của thập niên 1990 hiện về. Đó là thời đại thiếu nữ của cô - cô học trò cuối cấp tên là Lâm Chân Tâm (do nữ diễn viên Tống Vân Hoa đóng). Một cô gái vụng về, hậu đậu và suốt ngày mơ mộng đến thần tượng trong mơ Lưu Đức Hoa và thần tượng đời thường - chàng nam sinh điển trai, học giỏi lại biết chơi bóng rổ Âu Dương Phi Phàm, dù anh chàng này dành tình cảm của mình cho một cô gái xinh đẹp khác. Nhưng điều trớ trêu lại khiến cô dính vào Từ Thái Vũ ăn chơi lêu lổng...

Cảnh quay có Lưu Đức Hoa trong phim.

Nữ đạo diễn Trần Ngọc San lấy mình ra làm hình mẫu của nhân vật chính, bởi Lưu Đức Hoa cũng là thần tượng của cô trong suốt những năm tháng thiếu nữ. Trở thành một nhà làm phim, cô biến những ước mơ lãng mạn một thời thành... chất liệu để chinh phục khán giả.

Không chỉ thế, cô còn mời thần tượng của mình là Lưu Đức Hoa đóng một vai cameo (khách mời) là chính anh trong bộ phim này. Lưu Đức Hoa cũng góp vốn sản xuất và quảng bá bộ phim. Đấy có lẽ là “chiêu trò” duy nhất của Trần Ngọc San, một nữ đạo diễn điện ảnh với phim đầu tay (dù cô đã đạo diễn nhiều xêri truyền hình ăn khách), với một dàn diễn viên mới chinh phục khán giả khắp châu Á và khiến dòng phim “hồi ức thập niên 1990” tiếp tục là cơn sốt chưa hạ nhiệt.

Câu chuyện học trò những năm 90...

Bí quyết “đốn tim”

Thời đại thiếu nữ của tôi kể câu chuyện tình đầu lãng mạn cuối cấp của bốn chàng trai cô gái làm ai cũng có thể liên hệ với bản thân mình, nếu bạn trưởng thành trong những năm 1990. Tình cảm vụng về, hậu đậu nhưng trong sáng của những cô cậu học trò ấy là bí quyết “đốn tim” khán giả, khi mà sự tiện dụng của công nghệ, của điện thoại thông minh, của mạng xã hội khiến giới trẻ hôm nay gần như đánh mất những thứ tình cảm trong trẻo và hồn hậu của thời ấy.

Thời mà một lá thư gửi đi, người ta phải hồi hộp chờ mấy ngày sau mới có thể đến tay người nhận và mất thêm vài ngày để nhận lại, nếu người nhận viết thư trả lời. Thời mà sự hiểu lầm nho nhỏ cũng có thể khiến người ta xa cách đến cả thập kỷ sau mới nhận ra. Thời mà người ta nuôi mộng gặp thần tượng và cũng mất cả chục năm mới có thể gặp thần tượng bằng xương bằng thịt.

Thời đại thiếu nữ của tôi 

*Xem clip những cảnh quay đẹp trong phim:

LÂM LÊ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar