30/07/2010 05:30 GMT+7

Phim thảm họa: Sự dịch chuyển Âu - Á

MINH TRANG
MINH TRANG

AT - Động đất, hỏa hoạn, sóng thần, lốc xoáy, đắm tàu... là những thảm họa tự nhiên thường thấy trong những bộ phim về đề tài này.

Phóng to
Cảnh trong phim Aftershock

Tuy nhiên, làm phim thảm họa không chỉ là việc phô trương thanh thế cho một nhà sản xuất, hãng phim nào đó (chi phí thường rất đắt) mà còn bởi mỗi bộ phim là một thông điệp sâu sắc giàu tính nhân văn, giàu tình yêu và lý tưởng sống cao đẹp.

Ngày 22-7 tới đây, bộ phim thảm họa bom tấn của châu Á Aftershock (Đường Sơn đại địa chấn) của đạo diễn Phùng Tiểu Cương (từng làm các phim Dạ yến, Thiên hạ vô tặc, Phi hành hốt nhiễu...) sẽ ra mắt khán giả thế giới. Nhân dịp này, Áo Trắng mời các bạn tìm hiểu qua thể loại đang rất được ưa chuộng trong những năm gần đây.

Phim thảm họa: Đặc quyền của Hollywood?

Nhận định chung về phim thảm họa là: những bộ phim hao tiền tốn của. Cuối những năm 1930, phim thảm họa đã manh nha ra đời với The rains came (1939), kể về cơn đại hồng thủy đã cuốn trôi và hủy hoại mọi thứ. Tuy nhiên, phải đến năm 1996 khi Twister - lấy bối cảnh về trận lốc xoáy khủng khiếp ập đến khi đôi vợ chồng Jo và Billy quyết định ly hôn, buộc họ phải tạm dừng lại những mâu thuẫn riêng tư để sát cánh bên nhau cùng lực lượng liên bang chống cự lại - ra đời thì phim thảm họa mới được ít nhiều chú ý đến.

Và đỉnh cao của phim thảm họa, đưa nó trở thành thể loại mà bất kỳ đạo diễn lừng danh nào cũng muốn góp mặt để đời, chính là Titanic (1997) - bộ phim gây xúc động nhất trong lịch sử, thu hút hàng triệu người xem, không chỉ bởi sự kiện lịch sự có thật về một con tàu huyền thoại mà còn bởi chuyện tình hư cấu đẹp đẽ, cao thượng của đôi tình nhân Jack và Rose.

Kinh phí thực hiện bộ phim này cho đến tận bây giờ vẫn là một con số khiến các đạo diễn lớp sau ngần ngại khi muốn bắt tay vào thực hiện một bộ phim thảm họa đúng nghĩa: hơn 200 triệu USD! Vì vậy mà vô hình trung người ta vẫn mặc định phim thảm họa là dòng phim của những đạo diễn Hollywood, và điện ảnh châu Á khó có đủ năng lực và kinh phí để thực hiện một bộ phim như vậy.

Phóng to

Poster phim 2012

Thế nhưng, 2009 đã là năm đánh dấu sự thay đổi ngoạn mục này. 2009 chứng kiến sự ra đời của hai siêu phẩm thảm họa đình đám: một của Hollywood mang tên 2012 do đạo diễn Roland Emmerich đảm nhiệm, và một của châu Á mang tên Haeundae do điện ảnh Hàn Quốc thực hiện. Haeundae kể về thảm họa sóng thần tại thành phố du lịch Busan, Hàn Quốc, đã đạt 7 triệu lượt người xem sau vài tuần công chiếu và liên tục đứng đầu tại các phòng chiếu Hàn cũng như thu hút khá đông người xem ở châu Á và thế giới, đủ cho thấy sự lớn mạnh của dòng phim này tại châu Á.

Trong liên hoan phim Cannes vừa qua, một bộ phim thảm họa khác của châu Á cũng đã tạo xúc động và tò mò nơi người xem dù chỉ qua vài phút trailer chính là Aftershock (Đường Sơn đại địa chấn) của Trung Quốc. Bộ phim được xây dựng từ sự kiện trận động đất lịch sử đã cướp đi sinh mạng của hơn 240.000 người vào năm 1976 kết hợp với bộ tiểu thuyết Aftershock của một nhà văn người Hoa gốc Canada, về những dư chấn của trận động đất tới một cô bé 7 tuổi là nạn nhân của thảm họa này, đã cho thấy sự lớn mạnh và tiềm năng khá lớn của những nhà làm phim châu Á với dòng phim vốn là "đặc quyền" của phương Tây. Với sự giúp sức phát hành của Hãng Imax, bộ phim sẽ chính thức ra mắt khán giả thế giới vào ngày 22-7 tới đây.

Mỗi bộ phim một câu chuyện

Khán giả yêu thích những bộ phim thảm họa có thể do được mãn nhãn với những cảnh quay đẹp mắt, kỹ xảo hoành tráng và mức đầu tư thuộc hàng "khủng". Tuy nhiên lý do chủ yếu khiến phim thảm họa trụ được lâu bền trong lòng người xem lại nằm ở chính những câu chuyện cảm động.

Hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được hình ảnh dàn nhạc giao hưởng của con tàu Titanic đã ở lại chơi cùng nhau những giai điệu cuối cùng của bản nhạc số mệnh khi cái chết ập đến với họ, hay hình ảnh vị tổng thống Obama kiên quyết ở lại mặt đất để cùng chịu chung số phận với người dân khi cơn đại hồng thủy kéo đến chứ nhất định không chịu lên tàu VIP trốn chạy trong 2012, hay những nụ cười hạnh phúc, đoàn tụ của một gia đình khi họ nắm tay nhau cùng chờ sóng thần quét đến trong Haeundae... Sự bất lực của con người trước cơn thịnh nộ của tự nhiên cũng chính là bài học đắt giá cho những gì chúng ta đang và đã đối xử với trái đất.

Những bộ phim thảm họa không chỉ đơn thuần lấy đi nước mắt của người xem bởi những câu chuyện phải đối mặt với sự sống, cái chết, mà còn nhấn mạnh đến trách nhiệm, cảnh tỉnh sự thờ ơ của loài người trước nguy cơ diệt vong nhân loại.

Phóng to

Áo Trắng số 13 (ra ngày 15-7-2010) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

MINH TRANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thư Kỳ, Dịch Dương Thiên Tỉ có thể giúp điện ảnh Trung Quốc thắng lớn tại Cannes?

Liên hoan phim Cannes 2025 tiếp tục nóng lên khi bộ phim Thời đại cuồng dã của đạo diễn Tất Cán chính thức ra mắt tại Nhà hát Lumière vào tối 22-5 (giờ Pháp).

Thư Kỳ, Dịch Dương Thiên Tỉ có thể giúp điện ảnh Trung Quốc thắng lớn tại Cannes?

Disney đặt cược vào Lilo & Stitch live-action sau thất bại thảm hại của Bạch Tuyết

Sau cú sẩy chân của Bạch Tuyết, Disney tiếp tục đưa Lilo & Stitch - phim hoạt hình từng được yêu thích năm 2002 - lên màn ảnh rộng dưới phiên bản người thật. Liệu phiên bản mới có giữ vững sức hút hay sẽ tiếp tục đi vào vết xe đổ?

Disney đặt cược vào Lilo & Stitch live-action sau thất bại thảm hại của Bạch Tuyết

Doraemon: Nobita và cuộc phiêu lưu vào thế giới trong tranh giữ trọn vẹn tinh thần Doraemon

Doraemon: Nobita và cuộc phiêu lưu vào thế giới trong tranh là phần phim thứ 44 của thương hiệu, cũng đánh dấu cột mốc 45 năm mèo ú và Nobita hậu đậu gắn bó với vô số thế hệ khán giả.

Doraemon: Nobita và cuộc phiêu lưu vào thế giới trong tranh giữ trọn vẹn tinh thần Doraemon

Yadang: Ba mặt lật kèo bóc trần mặt trái của chính trị và nghề buôn ma túy tại Hàn Quốc

Yadang: Ba mặt lật kèo xoay quanh 'yadang' - những người môi giới giữa tội phạm và cơ quan điều tra nhằm cung cấp cho cảnh sát hoặc công tố viên thông tin nội bộ để đổi lấy tiền.

Yadang: Ba mặt lật kèo bóc trần mặt trái của chính trị và nghề buôn ma túy tại Hàn Quốc

Người Việt đâu có 'tàng hình' ở Liên hoan phim Cannes

"Tôi choáng ngợp vì được sống trong không khí điện ảnh hừng hực" - diễn viên Hồ Thu Anh (phim Địa đạo) nói về lần đầu đến Cannes.

Người Việt đâu có 'tàng hình' ở Liên hoan phim Cannes

Chuyện tình đồng tính nam trong The History of Sound khiến khán giả ở Cannes rơi lệ

Thảm đỏ Cannes ngày 21-5 có sự xuất hiện của loạt ngôi sao nổi tiếng như Naomi Campbell, Paul Mescal, 'công chúa Hollywood' Elle Fanning, Hoa hậu Thế giới 1994 Aishwarya Rai Bachchan, Michelle Rodriguez...

Chuyện tình đồng tính nam trong The History of Sound khiến khán giả ở Cannes rơi lệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar