22/05/2014 14:39 GMT+7

Philippines ủng hộ quan điểm của Việt Nam về biển Đông

V.V.THÀNH (từ Manila)
V.V.THÀNH (từ Manila)

TTO - Ngày 22-5, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Philippines và tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới khu vực Đông Á (WEF) tại thủ đô Manila, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội kiến Chủ tịch Thượng viện Philippines Franklin Drilon.

Phóng to
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội kiến Chủ tịch Thượng viện Philippines Franklin Drilon - Ảnh: Đức Tám

Tại cuộc hội kiến, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng về mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp, nhấn mạnh Việt Nam đặc biệt coi trọng và mong muốn cùng Philippines đưa quan hệ 2 nước lên tầm cao mới.

Thủ tướng thông báo tới ông Franklin Drilon những nội dung quan trọng trong cuộc hội đàm thành công với Tổng thống Benigno Aquino ngày 21-5. Theo đó 2 bên nhất trí về hai vấn đề lớn, đó là đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, đồng thời quyết định lập Ủy ban Công tác chung do hai bộ trưởng ngoại giao đứng đầu nhằm xây dựng lộ trình hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Thứ hai là 2 bên đã nhất trí phê phán hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc khi hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng biển của Việt Nam, đồng thời kêu gọi ASEAN, cộng đồng quốc tế phê phán hành vi xâm phạm này của Trung Quốc.

Hai bên cho rằng Trung Quốc ngày càng có những hành động bất chấp luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC); dùng sức mạnh để thực hiện yêu sách phi lý “đường 9 đoạn”, xâm phạm chủ quyền trên biển đảo của Việt Nam và các nước khác.

Những hành động thời gian qua và mới đây của Trung Quốc là đặc biệt nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng Việt Nam và Philippines cần tăng cường hợp tác, đoàn kết cùng ASEAN và quốc tế nhằm phê phán hành vi xâm phạm này của Trung Quốc và ủng hộ lập trường của hai nước giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và DOC.

Thủ tướng cũng cảm ơn chính giới và người dân Philippines đã ủng hộ quan điểm và lập trường của chính phủ hai nước về vấn đề biển Đông.

Về phần mình, Chủ tịch Franklin Drilon khẳng định cá nhân ông và Thượng viện Philippines hoàn toàn ủng hộ lập trường, quan điểm có tính nguyên tắc của chính phủ hai nước về việc yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 mà Philippines, Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Việc tham gia công ước đòi hỏi các quốc gia, trong đó có Trung Quốc phải tuân thủ nghĩa vụ này, và việc tuân thủ là một sự bảo đảm cho hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở biển Đông. Ông cũng cho rằng chính việc tuân thủ này là lý do mà Philippines phải viện đến tòa án quốc tế để giải quyết khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của nước này.

Chủ tịch Thượng viện Franklin Drilon hoan nghênh chính phủ hai nước tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về chính trị, ngoại giao và hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư nhằm đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới. Ông Franklin Drilon cũng nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm chính thức Việt Nam và tham dự Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới (IPU) tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào năm 2015.

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến Chủ tịch Hạ viện Philippines Feliciano J.Belmonte. Tại đây, Chủ tịch Hạ viện Philippines Feliciano J.Belmonte đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về hành vi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam. Ông cho rằng ngay các nghị sĩ gốc Hoa tại Hạ viện Philippines cũng bày tỏ sự phẫn nộ của mình về hành động này của Trung Quốc. Với tư cách là chủ tịch Hạ viện, ông và các nghị sĩ hoàn toàn ủng hộ tuyên bố của Tổng thống Benigno Aquino và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về tình hình đặc biệt nguy hiểm hiện nay ở biển Đông.

Về quan hệ song phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định với quan hệ láng giềng hữu nghị, Việt Nam mong muốn cùng Philippines đưa quan hệ 2 nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực, làm sâu sắc hơn và đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân 2 nước, vì hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển trong khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chuyển lời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mời Chủ tịch Hạ viện Philippines thăm chính thức Việt Nam. Chủ tịch Hạ viện Feliciano J.Belmonte khẳng định sẽ sớm sang thăm Việt Nam.

V.V.THÀNH (từ Manila)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump cập nhật tình hình đàm phán thương mại với Ấn Độ, EU và Canada

Tổng thống Trump nói Mỹ đang tiến rất gần tới thỏa thuận thương mại với Ấn Độ và cũng có khả năng đạt được thỏa thuận với EU, nhưng còn quá sớm để nói liệu có thể ký kết thỏa thuận với Canada hay không.

Ông Trump cập nhật tình hình đàm phán thương mại với Ấn Độ, EU và Canada

Tin tức thế giới 17-7: Ông Trump thông báo sẽ gửi thư tới 150 nước; Campuchia bắt 1.000 người

Ông Trump nói sẽ tiếp tục gửi thư tới hơn 150 nước; Ông Trump nói Coca-Cola đồng ý dùng đường mía ở Mỹ; Động đất mạnh 7,3 độ ngoài khơi bang Alaska... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 17-7.

Tin tức thế giới 17-7: Ông Trump thông báo sẽ gửi thư tới 150 nước; Campuchia bắt 1.000 người

Pháp, Ý, Czech, Hungary từ chối sáng kiến mua vũ khí Mỹ viện trợ Ukraine do ông Trump khởi xướng

Tính đến ngày 16-7, bốn quốc gia ở châu Âu gồm Pháp, Ý, Czech và Hungary dường như đã từ chối tham gia vào dự án mua vũ khí Mỹ cho Ukraine do Tổng thống Donald Trump khởi xướng.

Pháp, Ý, Czech, Hungary từ chối sáng kiến mua vũ khí Mỹ viện trợ Ukraine do ông Trump khởi xướng

21 người thiệt mạng do giẫm đạp tại điểm viện trợ ở Gaza

Ít nhất 21 người Palestine thiệt mạng tại một địa điểm phân phát viện trợ của Tổ chức nhân đạo Gaza (GHF) do Israel và Mỹ hậu thuẫn.

21 người thiệt mạng do giẫm đạp tại điểm viện trợ ở Gaza

Israel liên tục không kích trụ sở Bộ Quốc phòng Syria

Ngày 16-7, quân đội Israel cho biết đã tấn công vào cổng trụ sở Bộ Quốc phòng Syria ở thủ đô Damascus, đồng thời tuyên bố sẽ đẩy mạnh các cuộc tấn công vào chính quyền của quốc gia Hồi giáo này.

Israel liên tục không kích trụ sở Bộ Quốc phòng Syria

Iran: Chỉ đàm phán hạt nhân nếu Mỹ đáp ứng được các điều kiện tiên quyết

Quốc hội Iran tuyên bố nước này sẽ không nối lại đàm phán hạt nhân với Mỹ nếu các điều kiện tiên quyết chưa được đáp ứng.

Iran: Chỉ đàm phán hạt nhân nếu Mỹ đáp ứng được các điều kiện tiên quyết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar