01/04/2021 18:58 GMT+7

Philippines phát hiện 'cấu trúc nhân tạo' ở cụm Sinh Tồn, nghi của Trung Quốc

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Trung tướng Cirilito Sobejana, tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Philippines, cho biết các 'cấu trúc nhân tạo' được phát hiện ở cụm Sinh Tồn sau chuyến bay tuần thám ngày 30-3. Ít nhất 3 tàu tên lửa của Trung Quốc cũng bị phát hiện.

Philippines phát hiện cấu trúc nhân tạo ở cụm Sinh Tồn, nghi của Trung Quốc - Ảnh 1.

Tàu tên lửa Type 022 sở hữu thiết kế hai thân, có thể di chuyển với tốc độ gần 70km/h và mang theo 8 tên lửa chống hạm cùng một pháo 6 nòng 30 mm tương tự AK-630 của Nga - Ảnh chụp màn hình

"Chúng tôi đã phát hiện các cấu trúc nhân tạo trên một số thực thể thuộc cụm Pagkakaisa (cách Manila gọi cụm Sinh Tồn của Việt Nam - PV). Những cấu trúc này hoàn toàn phi pháp", tướng Sobejana khẳng định trong tuyên bố ngày 1-4.

"Chúng tôi tin Trung Quốc đã xây chúng", ông Sobejana trả lời Đài GMA khi được liên hệ, nhưng không nói rõ các cấu trúc nhân tạo xuất hiện trên những thực thể nào của cụm Sinh Tồn. Tham mưu trưởng quân đội Philippines cũng không mô tả hình dáng, chức năng của những cấu trúc phi pháp này.

Các phát hiện được ghi nhận trong đợt tuần tra của Philippines ngày 30-3 ở cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Philippines đã tiến hành các đợt tuần tra bằng máy bay, sau khi có thông tin 220 tàu Trung Quốc neo đậu và dàn hàng ngang tại Đá Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn.

Các hình ảnh chụp ngày 29-3 cho thấy số tàu Trung Quốc tại Đá Ba Đầu đã giảm còn 44 tàu, nhưng số tàu tại Đá Ken Nan gần đó lại tăng lên 115 tàu. Đá Ba Đầu và Đá Ken Nan cùng thuộc cụm Sinh Tồn của Việt Nam.

Cũng trong đợt tuần tra này, Philippines đã phát hiện 4 tàu hải quân Trung Quốc neo đậu tại Đá Vành Khăn bị Bắc Kinh chiếm đóng và cải tạo trái phép. Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và chỉ cách Đá Ba Đầu khoảng 90km về phía đông nam.

Phân tích hình ảnh cho thấy 3/4 tàu này là tàu tên lửa tấn công nhanh Type 022, tờ Inquirer khẳng định sau khi được xem một báo cáo của Chính phủ Philippines.

Con tàu còn lại thuộc lớp Type 094, một lớp tàu tiếp liệu/hậu cần cỡ lớn của Hải quân Trung Quốc. Hiện vẫn chưa rõ đây có phải là lần đầu tiên các tàu Type 022 đến Đá Vành Khăn hay không.

Philippines phát hiện cấu trúc nhân tạo ở cụm Sinh Tồn, nghi của Trung Quốc - Ảnh 2.

Các công trình phi pháp Trung Quốc xây trên Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh chụp màn hình

Thời Báo Hoàn Cầu của chính quyền Bắc Kinh hồi năm ngoái tiết lộ quân đội Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng đưa Type 022 tới các vùng biển xa. Loại tàu chiến này sau đó được huy động tham gia một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông trong cùng năm. Thời Báo Hoàn Cầu không nói rõ khu vực tập trận.

Chuyên gia hàng hải Philippines Jay Batongbacal cảnh báo các tàu Type 022 có thể được sử dụng để đe dọa và kiểm soát các tàu đi qua quần đảo Trường Sa. Do được thiết kế để hoạt động gần bờ và sở hữu tốc độ cao, theo ông Batongbacal, có khả năng Đá Vành Khăn sẽ trở thành căn cứ đồn trú của các tàu Type 022.

“Tôi sẽ coi đây là một hình thức leo thang khác và là một phần của việc tiếp tục mở rộng năng lực tấn công trên Đá Vành Khăn. Giờ thì không chỉ là tăng cường khả năng phòng thủ nữa rồi", ông Batongbacal nêu quan điểm.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã liên tục khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trong cuộc họp báo ngày 25-3-2021, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh tàu cá Trung Quốc ở Đá Ba Đầu đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam, vi phạm quy định của Công ước về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải quốc gia ven biển và đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc.

"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện Công ước, nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), đóng góp vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực", bà Thu Hằng nhấn mạnh.

Tàu chiến Canada bị tàu Trung Quốc đeo bám trong hải trình tới Việt Nam

TTO - Hãng thông tấn Canadian Press của Canada dẫn lời một số quan chức quốc phòng giấu tên cho biết tàu chiến Trung Quốc đã theo sát khinh hạm HMCS Calgary như hình với bóng trong hải trình tới Việt Nam. Tàu Canada cập cảng Cam Ranh ngày 31-3.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Estonia thông báo tàu chở dầu Green Admire được cho bị Nga 'bắt giữ' trong lãnh hải nước này đã được thả, dấu hiệu cho thấy căng thẳng Biển Baltic phần nào hạ nhiệt.

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar