05/05/2021 13:01 GMT+7

Philippines nói ngư dân không cần sợ lệnh đánh bắt cá của Trung Quốc

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - 'Lệnh cấm đánh bắt cá Trung Quốc đưa ra không có hiệu lực đối với ngư dân Philippines', lực lượng đặc trách biển Tây Philippines (NTF-WPS) nhấn mạnh trong thông cáo cuối ngày 4-5.

Philippines nói ngư dân không cần sợ lệnh đánh bắt cá của Trung Quốc - Ảnh 1.

Hải cảnh Trung Quốc tiếp cận và ngăn cản một tàu đánh cá Philippines trên Biển Đông. Chính quyền Manila tuyên bố sẽ tăng cường các chuyến tuần tra bảo vệ ngư dân nước này - Ảnh chụp từ clip

NTF-WPS thuộc Chính phủ Philippines, là lực lượng đã phát hiện hàng trăm tàu Trung Quốc tại các thực thể ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi cuối tháng 3. Hôm 27-4, Trung Quốc đã đơn phương áp lệnh cấm đánh bắt cá tại các vùng biển xung quanh nước này, bao gồm một phần Biển Đông.

"Ngư dân Philippines cứ ra khơi và đánh bắt cá trong vùng biển của Philippines", NTF-WPS nhấn mạnh trong thông cáo tối 4-5, khẳng định lệnh cấm của Trung Quốc không có hiệu lực với ngư dân Philippines.

Theo NTF-WPS, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines trên Biển Đông. Lực lượng này tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc diễn tập hàng hải và tuần tra trên Biển Đông, bất chấp các lệnh cấm và hành vi gây sức ép từ Bắc Kinh.

Tuyên bố phản đối được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiết lộ ông đã đề nghị Trung Quốc để yên ổn cho ngư dân Philippines "đánh bắt kiếm cơm".

Quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh đang chứng kiến giai đoạn căng thẳng hiếm hoi kể từ khi ông Duterte lên nắm quyền năm 2016.

Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Philippines đã liên tục gửi công hàm phản đối sự hiện diện của hàng trăm tàu Trung Quốc ở một số thực thể thuộc Trường Sa.

Gần đây nhất, hôm 27-4, NTF-WPS cho biết đã phát hiện một nhóm tàu "dân quân biển" Trung Quốc ở bãi cạn Sa Bin cách đảo Palawan khoảng 130 hải lý. Lực lượng tuần duyên Philippines đã phát loa xua đuổi, tuyên bố các tàu Trung Quốc "xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines", theo truyền thông địa phương.

Bất chấp sự phản đối của các nước, chính quyền Bắc Kinh áp lệnh cấm đánh bắt cá thường niên từ năm 1999 đến nay với lý do bảo vệ và tái tạo nguồn hải sản.

Lệnh cấm đánh bắt hải sản năm nay kéo dài từ ngày 1-5 đến hết ngày 16-9. Giới quan sát đặc biệt chú ý lệnh cấm năm 2021 do Trung Quốc vừa thông qua luật hải cảnh mới.

Luật này cho phép hải cảnh Trung Quốc sử dụng vũ khí đối với các cá nhân, tàu bè bị Bắc Kinh xem là xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán. Cùng với các tàu dân quân biển ngụy trang tàu cá, tàu hải cảnh Trung Quốc là công cụ được Bắc Kinh sử dụng để đe dọa các nước và thúc đẩy yêu sách hàng hải vô lý.

Hôm 29-4, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Bắc Kinh.

Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, ông Đoàn Khắc Việt, khẳng định các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật cần được tiến hành phù hợp với các quy định liên quan của UNCLOS 1982. Theo ông Khắc Việt, những biện pháp này không được làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển của các quốc gia liên quan khác.

"Việt Nam phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương của Trung Quốc. Quy chế này đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, đi ngược lại với tinh thần và lời văn của Tuyên bố của các bên ở Biển Đông (DOC), trái với thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc", đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ quan điểm.

Philippines tính xây căn cứ hậu cần lớn ở Biển Đông đối phó Trung Quốc

TTO - Quân đội Philippines đang lên kế hoạch biến đảo Thị Tứ ở Biển Đông thành trung tâm hậu cần quân sự để rút ngắn thời gian phản ứng trước các sự cố trong khu vực.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc, Campuchia lên tiếng sau khi Thủ tướng Paetongtarn bị đình chỉ chức vụ

Ngay sau phán quyết đình chỉ Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra, phía Trung Quốc và Campuchia đã lên tiếng, thể hiện quan điểm trước biến động chính trị tại Thái Lan.

Trung Quốc, Campuchia lên tiếng sau khi Thủ tướng Paetongtarn bị đình chỉ chức vụ

Chuỗi cà phê lớn nhất Trung Quốc ‘tuyên chiến’ với Starbucks tại Mỹ

Chuỗi Luckin Coffee mở hai cửa hàng đầu tiên tại Mỹ sau khi từng vượt qua Starbucks về số lượng cơ sở tại Trung Quốc.

Chuỗi cà phê lớn nhất Trung Quốc ‘tuyên chiến’ với Starbucks tại Mỹ

Bên trong nhà máy xe điện Trung Quốc: Đẹp 'lạnh lùng' và vắng bóng con người

Nhiếp ảnh gia Canada gây chú ý với loạt ảnh chụp nhà máy ô tô điện ở Trung Quốc vẫn vận hành nhưng vắng bóng con người.

Bên trong nhà máy xe điện Trung Quốc: Đẹp 'lạnh lùng' và vắng bóng con người

Có hay không chuyện hai hòn đảo cách nhau khoảng 5km nhưng chênh nhau tới 22 giờ?

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin thú vị về hai hòn đảo nằm cách nhau khoảng 5km nhưng lại có múi giờ lệch nhau đến 22 giờ.

Có hay không chuyện hai hòn đảo cách nhau khoảng 5km nhưng chênh nhau tới 22 giờ?

Sự thật về video cô gái nhảy dù tử nạn khi đang biểu diễn

Một video khiến dân mạng hoang mang vì được cho là ghi lại khoảnh khắc một nữ vận động viên nhảy dù tử nạn khi đang biểu diễn.

Sự thật về video cô gái nhảy dù tử nạn khi đang biểu diễn

Nga tuyên bố kiểm soát hoàn toàn vùng Luhansk của Ukraine

Sau 3 năm phát động chiến dịch quân sự, Nga tuyên bố đã giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực Luhansk ở miền đông Ukraine.

Nga tuyên bố kiểm soát hoàn toàn vùng Luhansk của Ukraine
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar