12/07/2011 07:41 GMT+7

Philippines đề nghị Trung Quốc cùng ra tòa án LHQ

MỸ LOAN - KHỔNG LOAN
MỸ LOAN - KHỔNG LOAN

TT - Ngày 11-7, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết ông đã chính thức đề nghị với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì cùng đưa vụ xung đột ở biển Đông lên tòa án Liên Hiệp Quốc phân xử.

Phóng to
Tàu sân bay Trung Quốc tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh - Ảnh: AFP

Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết Manila đã đưa ra đề nghị này với phía Bắc Kinh song chưa nhận được hồi âm. “Philippines đã chuẩn bị để bảo vệ quan điểm của mình theo đúng luật quốc tế, phù hợp với Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) và chúng tôi hỏi Trung Quốc có sẵn sàng làm như chúng tôi không” - ông Del Rosario cho biết.

Tòa án quốc tế về luật biển là một cơ quan xét xử độc lập được Liên Hiệp Quốc thành lập nhằm xử lý các tranh chấp theo Công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc.

Trả lời Tuổi Trẻ về đề nghị của phía Philippines, ThS Hoàng Việt - giảng viên Đại học Luật TP.HCM, thành viên Quỹ nghiên cứu biển Đông - nhận định: “Thật ra ý tưởng của Philippines giải quyết tranh chấp thông qua phân xử của tòa án quốc tế không phải là mới. Nó từng xảy ra những thời điểm căng thẳng trong quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc năm 1995 xung quanh việc Trung Quốc chiếm bãi Vành Khăn mà Philippines tuyên bố thuộc chủ quyền của mình. Khi đó, Philippines đề nghị mang sự việc ra giải quyết tại Tòa án công lý quốc tế (ICJ).

Lần này thì qua đề nghị của ngoại trưởng Philippines, có lẽ vì Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm tới quyền chủ quyền của Philippines trên các vùng đặc quyền kinh tế (tức là vi phạm trực tiếp tới các quy định của UNCLOS) nên Philippines muốn đưa ra Tòa án quốc tế về luật biển (ITLOS) để giải quyết.

Tuy nhiên, ThS Việt cho rằng đề xuất lần này của Philippines bị vướng ở chỗ nó chỉ có thể hiện thực hóa nếu Trung Quốc cùng chấp thuận sự phân xử của bên thứ ba. Nhưng cho tới nay Trung Quốc vẫn kiên quyết không để bên thứ ba xen vào, coi đây như một cách hữu hiệu để đạt được mục tiêu ôm trọn biển Đông.

Nếu Trung Quốc không đồng ý (kể cả ICJ hay ITLOS) thì Philippines cũng không thể đưa Trung Quốc ra tòa được vì tòa sẽ không có thẩm quyền để giải quyết.

ThS Việt nói: “Việc tranh chấp này cũng có thể đưa ra giải quyết ở HĐBA LHQ, nhưng cần nhớ Trung Quốc là thành viên thường trực HĐBA LHQ, có quyền phủ quyết. Ngoài ra để thắng ở tòa, Philippines phải chuẩn bị kỹ lưỡng lập luận và có đủ bằng chứng pháp lý liên quan. Việt Nam có nhiều điểm tương đồng trong câu chuyện này với Philippines”.

MỸ LOAN - KHỔNG LOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp xúc song phương Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan tại Malaysia, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Algeria và Úc.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp xúc song phương Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Nga chia sẻ với Mỹ ý tưởng mới về hòa bình cho Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã chia sẻ một "ý tưởng mới" về Ukraine trong cuộc gặp tại Malaysia.

Nga chia sẻ với Mỹ ý tưởng mới về hòa bình cho Ukraine

Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc củng cố quan hệ ASEAN và các nước

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đưa ra các đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đối tác diễn ra ở Malaysia.

Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc củng cố quan hệ ASEAN và các nước

Cướp biển châu Á tăng 83%, thời buổi khó khăn nên cướp biển nhiều

Thống kê cho thấy có 95 vụ cướp biển nhắm vào tàu thuyền ở khu vực châu Á trong sáu tháng đầu năm 2025, đặc biệt tập trung ở khu vực eo biển Malacca.

Cướp biển châu Á tăng 83%, thời buổi khó khăn nên cướp biển nhiều

Houthi lại tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ để trả đũa?

Việc Houthi tái phát động các cuộc tấn công nhằm vào tàu Magic Seas và Eternity C tại Biển Đỏ dường như gửi đi thông điệp trước cuộc gặp giữa ông Trump và ông Netanyahu, đồng thời thể hiện sự ủng hộ với Palestine.

Houthi lại tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ để trả đũa?

Ngoại trưởng Rubio: 'Mỹ không có ý định từ bỏ vai trò tại châu Á'

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định Washington cam kết duy trì hiện diện và tăng cường các mối quan hệ chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoại trưởng Rubio: 'Mỹ không có ý định từ bỏ vai trò tại châu Á'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar