12/08/2016 19:03 GMT+7

​Philippines có thể tiếp tục kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Manila có thể tiếp tục kiện Bắc Kinh ra Tòa trọng tài thường trực quốc tế vì đã tàn phá môi trường sinh thái trên Biển Đông, buộc Trung Quốc phải ngưng các hành vi xây đảo nhân tạo bất hợp pháp.

Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines, Antonio Carpio (giữa) trong phiên tòa về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc - Ảnh: PCA

Theo PhilStar, thông tin này được Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines, Antonio Carpio đưa ra trong một hội nghị chuyên đề tại Đại học De La Salle, Manila ngày 11-8.

Thẩm phán Carpio lập luận rằng trước đây, khi nộp đơn kiện lên Tòa trọng tài thường trực quốc tế, Philippines đưa ra các bằng chứng và nêu lên sáu vấn đề chính, trong đó có việc cáo buộc Trung Quốc tàn phá nghiêm trọng môi trường biển khi xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trong phán quyết ngày 12-7, Tòa tuyên bố Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) về bảo vệ và bảo tồn môi trường biển.

Tòa cũng chỉ ra rằng Bắc Kinh không ngăn chặn ngư dân khai thác và đánh bắt trái phép động vật quý hiếm đang bị đe dọa ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough.

Ông Carpio nhắc lại, trong vụ kiện vừa rồi Philippines không yêu cầu Trung Quốc bồi thường vì những thiệt hại mà nước này gây ra đối với môi trường biển, song nhấn mạnh Manila hoàn toàn có quyền kiện một vụ mới, riêng rẽ.

“Chúng ta không cần tiền bồi thường và cũng không chắc rằng sẽ được bồi thường, nhưng chúng ta có thể kiện tiếp bởi vì chúng ta nói Trung Quốc tàn phá nghiêm trọng môi trường biển và Tòa trọng tài đã đồng ý với lập luận đó. Chúng ta có thể kiện một vụ mới”.

Thẩm phán Carpio dẫn chứng vụ Nicaragua kiện Mỹ ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) là một ví dụ điển hình.

Nước Mỹ khi đó cũng không tham dự phiên tòa, giống như Trung Quốc từng làm trong vụ kiện với Philippines, song ICJ vẫn ra phán quyết với phần thắng thuộc về Nicaragua.

Tòa cũng buộc chính quyền Washington phải thương lượng và đền bù thiệt hại cho Nicaragua song người Mỹ vẫn phớt lờ. Phía Nicaragua sau đó quay lại ICJ, yêu cầu tiếp tục tiến trình vụ kiện và xác định thiệt hại.

Chỉ đến khi này Washington mới chịu nhượng bộ, viện trợ kinh tế cho Nicaragua và đổi lại Nicaragua rút đơn kiện.

“Chúng ta có thể làm điều tương tự. Chúng ta có thể khởi kiện một vụ mới để xác định thiệt hại”, ông Carpio nói và nhấn mạnh Bắc Kinh phải tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực quốc tế, ngừng ngay việc xây dựng các đảo nhân tạo bất hợp pháp vốn đang tàn phá môi trường biển.

Thẩm phán Carpio cũng đề xuất trong thời gian tới Philippines nên sớm tuyên bố một khu bảo tồn biển trên Biển Đông để bảo tồn hệ sinh thái.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar