06/09/2013 14:23 GMT+7

Phiến quân Afghanistan sát hại nhà văn Ấn Độ

NGUYỆT PHƯƠNG
NGUYỆT PHƯƠNG

TTO - Hôm qua 5-9, các tay súng bị tình nghi là Taliban ở Afghanistan đã bắn chết nhà văn Ấn Độ Sushmita Banerjee, tác giả cuốn sách nổi tiếng về cuộc đào thoát của bà từ Taliban vào thập niên 1990.

Phóng to
Nhà văn Sushmita Banerjee Ảnh: Hindustan Times

Theo hãng tin AFP, cảnh sát tỉnh Paktika thuộc miền đông Afghanistan tìm thấy thi thể của nữ văn sĩ 49 tuổi sáng hôm qua. Điều tra cho thấy các tay súng Taliban đã lôi bà ra khỏi nhà chồng tại thành phố Sharan vào ban đêm và bắn chết bà.

“Chúng tôi tìm thấy thi thể đầy vết đạn của bà ấy tại khu ngoại ô thành phố - AFP dẫn lời lãnh đạo cảnh sát tỉnh Dawlat Khan Zadran xác nhận - Bà ấy bị bắn 20 phát và vài mảng tóc bị giật đứt”.

Bà Sushmita Banerjee sinh tại Kolkata (Ấn Độ), cưới Janbaaz, một doanh nhân Afghanistan, năm 1988. Năm 1995, bà cùng chồng trốn khỏi Afghanistan sau sáu năm sinh sống tại đó. Ở thời điểm đó, Taliban treo án tử hình bà Sushmita Banerjee vì bà không chịu cải sang đạo Hồi.

Cuốn sách mang tên Kabuliwala's Bengali Wife của bà Sushmita Banerjee mô tả lại quá trình trốn chạy và đã được Bollywood dựng thành phim mang tên Escape from Taliban (Trốn chạy Taliban) năm 2003.

Đầu năm 2013 bà trở lại Afghanistan và mở một trung tâm y tế dành cho phụ nữ tại thành phố Sharan. Bà cũng bắt đầu làm các bộ phim về phụ nữ địa phương.

Cảnh sát Afghanistan cho biết bọn phiến quân sát hại bà Sushmita Banerjee chính vì cuốn sách của bà. Mới đây, dư luận Ấn Độ đã lên tiếng bày tỏ sự tiếc thương đối với bà Sushmita Banerjee.

“Việc bà ấy viết về cuộc chạy trốn khỏi Afghanistan là hành động vô cùng dũng cảm - AFP dẫn lời đại diện nhà xuất bản Hay House India - Giờ đây, một tiếng nói dũng cảm đã bị dập tắt”.

Nhà văn Ấn Độ Samaresh Majumdar khẳng định cuốn sách của bà Sushmita Banerjee đã phản ánh rõ tình hình tồi tệ ở Afghanistan trong thập niên 1990. Nhưng ông cũng cho rằng việc bà quyết định quay lại Afghanistan là “hành vi tự sát”.

Nhà văn Ấn Độ Mahasweta Devi cho rằng cái chết của bà Sushmita Banerjee là một mất mát lớn đối với văn học của người Bengali ở Ấn Độ.

NGUYỆT PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Một người đàn ông Iran, cũng là thường trú nhân tại Mỹ đã bị bắt tại Los Angeles với cáo buộc xuất khẩu "thiết bị điện tử tinh vi" từ Mỹ sang Iran, vi phạm các lệnh trừng phạt của Washington.

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Quan hệ Việt - Mỹ trong 30 năm qua cũng có lúc thăng lúc trầm, nhất là khi nói tới một vài lĩnh vực cụ thể và tại một vài thời điểm cụ thể.

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Ukraine tố Nga phóng 597 drone và 26 tên lửa tấn công miền tây Ukraine trong đêm. Nga dường như đang đổi chiến thuật khi tăng cường không kích vào khu vực xa tiền tuyến vốn từng được coi là khá an toàn.

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar