20/01/2025 11:43 GMT+7

Phiên chợ công nhân ngày cuối năm

Lần đầu đi chợ không cần nhìn giá, thanh toán không cần tiền mặt, chuyện nghe như đùa ấy vừa được nhiều công nhân, người lao động tại TP.HCM trải nghiệm khi đến Ngày hội công nhân - phiên chợ nghĩa tình dịp Tết năm nay.

Phiên chợ công nhân ngày cuối năm - Ảnh 1.

Các công nhân vệ sinh môi trường háo hức thưởng thức sản phẩm dùng thử tại phiên chợ Tết công nhân - Ảnh: C.TRIỆU

Chương trình được Liên đoàn Lao động TP.HCM cùng UBND TP Thủ Đức tổ chức ngay tại công viên bờ sông Sài Gòn (TP Thủ Đức) với gần 100 gian hàng Tết của 70 doanh nghiệp tham gia.

Chúng tôi khuyến khích các phiên chợ thanh toán không dùng tiền mặt để cùng hưởng ứng thực hiện chương trình chuyển đổi số do UBND TP.HCM phát động.

Ông PHẠM CHÍ TÂM

Tết đong đầy hơn

Tranh thủ thời gian nghỉ giữa ca, chị Huỳnh Thị Nhung (46 tuổi, nhân viên Công ty Dịch vụ công ích quận 1) đến phiên chợ và lựa được cho mình "cả núi" đồ.

Đây là mùa Tết thứ mười chị gắn bó với công việc công nhân môi trường. Và công việc phải làm liên tục bất kể lễ, Tết do đặc thù của nghề.

Để tiết kiệm chị mua một số món hàng thiết yếu, ưu tiên có hạn sử dụng dài. Tính toán chi li, cầm lên đặt xuống, loay hoay mãi chị mới chỉ mua được ít bánh mứt, vài chai nước mắm.

"Có phiếu mua hàng 1 triệu tôi mới dám mua thêm ít loại hạt ngày Tết. Nghe thấy nhỏ ha nhưng với một công nhân như tôi lại lớn lắm, vui lắm vì Tết nay đong đầy hơn Tết trước", chị Nhung nói, mắt rưng rưng.

Vui và có phần tự tin hơn là những gì chị Đinh Thị Kim Ngọc (Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP Thủ Đức) bày tỏ khi đến với phiên chợ nghĩa tình này.

Sau ít phút dạo quanh phiên chợ, cả nhà chị Ngọc đã ôm trên tay nhiều túi hàng nặng trĩu với nước giặt, dầu ăn, nước mắm, sữa tươi, bánh quy... "Tôi có mua thêm cái váy cho con gái, thấy đồ đẹp mà giá cũng mềm nữa", chị Ngọc cười.

Lần đầu thanh toán không tiền mặt

Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, Ngày hội công nhân - phiên chợ nghĩa tình đã tạo 9.500 tài khoản thanh toán trực tuyến qua nền tảng thanh toán điện tử Zalopay gửi tặng công nhân, người lao động.

Lần đầu đi chợ "không tiền mặt", vợ chồng ông Trần Tùng Nghĩa (56 tuổi, công đoàn viên Trường mầm non Hoa Hồng 1, TP Thủ Đức) lúc đầu có phần luống cuống.

Nghe giải thích, khi biết chỉ cần đưa điện thoại quét mã QR, nhập mật khẩu đã có thể thanh toán trong tích tắc làm ông Nghĩa hơi giật mình.

Ông cười xòa: "Lần đầu trong hơn 30 năm chung sống hai vợ chồng mới cùng nhau đi chợ mà còn là chợ Tết. Vui nhất là trải nghiệm mua sắm không tiền mặt, thế này thì quá nhanh và tiện quá trời tiện".

Với tài khoản được tặng 1 triệu đồng, hai ông bà mua mỗi thứ một ít. Vậy mà nhoáng cái hai vợ chồng đã khệ nệ nhiều túi đồ, nào là lạp xưởng, nước tương, mì gói, đường...

"Còn ít tiền, tui phải đi mua thêm một túi gạo ST25 vì nghe nói loại này ngon lắm, của dân quê tui làm nhưng chưa ăn bao giờ", ông Nghĩa hào hứng rồi lật đật kéo tay vợ đến gian hàng gạo.

Lần đầu đi chợ Tết cùng nhau, bạn Thái Ngọc Hoài (27 tuổi) và Nguyễn Thị Tuyết Nhung (24 tuổi) cùng là công nhân Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) cho biết bất ngờ với không khí nô nức, không gian rộng lớn của phiên chợ.

Đã quen với thanh toán không tiền mặt nên Hoài mua sắm rất nhanh với một ít mứt, hai hộp bánh, khô gà, hạt điều và một thùng bia.

Vì chưa biết có về quê đón Tết cùng gia đình được không nhưng vẫn chuẩn bị bánh mứt làm quà cho hai gia đình cùng một ít để phòng trọ nếu phải đón Tết xa quê.

Hoài khoe Tết năm nay được thưởng 6 triệu đồng tương đương một tháng lương cơ bản nên phải cân nhắc đủ thứ cần mua.

"Có 1 triệu trong tài khoản được tặng, mình phải tính toán rất kỹ để tiêu vừa tròn số tiền ấy thôi hoặc tối đa cũng chỉ được lố chừng 300.000 đồng chứ không dám hơn.

Kèm với quà bánh còn phải dành chút ít tiền gửi về biếu hai bên, một phần cho mình nữa là xem như ai cũng có chút Tết ấm", Hoài chia sẻ.

Giảm giá hầu hết mặt hàng

Ông Phạm Chí Tâm - phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM - thông tin song song với Ngày hội công nhân - phiên chợ nghĩa tình còn có chương trình "Tuần lễ hương vị Tết Việt" diễn ra trong tám ngày (từ 16 đến 23-1).

Nhiều mặt hàng từ may mặc, thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm đến bánh kẹo, mứt Tết… đều được giảm giá hơn 30% khi bày bán tại các phiên chợ cho công nhân, người lao động.

Điều này góp phần cùng TP chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đoàn viên, người lao động có thể mua sắm dịp cuối năm.

Ngoài tặng phiếu mua sắm 1 triệu đồng/người, ban tổ chức Ngày hội công nhân - phiên chợ nghĩa tình còn trao 300 phần quà (500.000 đồng/phần) cho những công nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Mang Tết đến với trăm ngàn công nhân

Cùng với niềm vui chung của TP khi metro số 1 được TP.HCM đưa vào hoạt động, Liên đoàn Lao động TP.HCM đã thiết kế một điểm đến đặc biệt cho 10.000 hộ gia đình công nhân vui chơi dịp Tết này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cha sống giả dối, di sản để lại cho con là gì?

Câu chuyện Hồng Tỷ làm bật ra câu hỏi: "Khi một người cha chọn sống bằng cách giả dối, di sản để lại cho con là gì?".

Cha sống giả dối, di sản để lại cho con là gì?

Hơn 1.000 người dân vùng cao Đà Nẵng được khám, chữa bệnh miễn phí

Từ ngày 14 đến 24-7, Thành Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên TP Đà Nẵng triển khai chương trình khám, chữa bệnh tại xã Bến Giằng (Đà Nẵng).

Hơn 1.000 người dân vùng cao Đà Nẵng được khám, chữa bệnh miễn phí

Hơn 200 đại biểu trí thức trẻ hiến kế chuyển đổi số, an ninh dữ liệu

Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu năm 2025 diễn ra từ ngày 17 đến 20-7-2025 tại Hà Nội.

Hơn 200 đại biểu trí thức trẻ hiến kế chuyển đổi số, an ninh dữ liệu

Một tuần rèn kỷ luật trong học kỳ quân đội, nhân yêu thương

Hè năm nay, các khóa huấn luyện thiết kế thêm nhiều điểm mới mẻ hơn so với trước đây.

Một tuần rèn kỷ luật trong học kỳ quân đội, nhân yêu thương

Hỗ trợ người khiếm thị 'chạm' nghệ thuật kịch sân khấu

Một hành trình ý nghĩa hỗ trợ người khiếm thị tận hưởng trọn vẹn hơn những vở kịch sân khấu.

Hỗ trợ người khiếm thị 'chạm' nghệ thuật kịch sân khấu

Khu đô thị yêu cầu người dân ký cam kết về lòng tốt

Tại khu đô thị Silverwood ở thành phố Hesperia (Mỹ), người mua nhà bắt buộc phải ký một cam kết về lòng tốt và cư xử hòa nhã để sống ở đây.

Khu đô thị yêu cầu người dân ký cam kết về lòng tốt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar