26/01/2022 13:58 GMT+7

Phía trong 'thành trì' cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một 'mầm sống' đâm chồi

NAM TRẦN - NGUYỄN KHÁNH
NAM TRẦN - NGUYỄN KHÁNH

TTO - Đó là những hình ảnh chân thực được phóng viên báo Tuổi Trẻ ghi nhận nhiều ngày tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương và Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 trong những ngày Hà Nội ở đỉnh dịch.

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 1.

Hà Nội những ngày cận Tết, số ca mắc COVID-19 và số người tử vong luôn ở mức cao. Thủ đô trở thành địa phương có số lượng người mắc COVID-19 cao nhất cả nước.

Trong ngày 25-1, Hà Nội ghi nhận 18 ca tử vong (Bộ Y tế công bố), con số tử vong cao nhất tại thành phố tính theo ngày kể từ đầu dịch cho đến nay. Toàn thành phố đang điều trị hơn 68.500 ca, trong đó có 59.000 F0 điều trị tại nhà.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương và Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 được coi là hai "thành trì" cuối cùng, là tuyến cuối điều trị cho các ca COVID-19 chuyển nặng tại khu vực phía Bắc.

"Giờ chỉ những ca bệnh nặng, các bệnh viện khác không điều trị được mới được chuyển về đây, nguy cơ tử vong rất cao" - bác sĩ Đặng Hoàng Điệp, khoa cấp cứu - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, chia sẻ với phóng viên trong ca trực đêm.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Quỳ chăm bà ngoại tại khoa cấp cứu - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - Video: NGUYỄN KHÁNH

8h tối, tại khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, điều dưỡng Nguyễn Thị Quỳ đang pha sữa cho bà ngoại của mình.

Cả ông bà ngoại chị bị nhiễm COVID-19 mức độ nặng và đều được điều trị tại khoa cấp cứu, do sức khỏe yếu nên ông đã qua đời ngay tại đây ít ngày trước, còn bà vẫn đang trong tình trạng nguy kịch.

"Giờ tôi chỉ mong bà sớm khỏe lại, cả nhà giờ đang giấu bà chuyện ông mất, mọi người nói bà cố gắng, ông đang đợi bà ở nhà, bà mà biết được chắc sẽ suy sụp mất" - chị Quỳ nói trong nước mắt.

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 3.

Tại Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân chủ yếu những ca bệnh trong tình trạng nặng và nguy kịch. Trong ảnh là phòng theo dõi trung tâm với hệ thống máy theo dõi các chỉ số điều trị các bệnh nhân. Tại đây, các y bác sĩ sẽ liên tục quan sát để kịp thời gọi đàm vào phòng điều trị - Ảnh: NAM TRẦN

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 4.

Các bác sĩ khoa cấp cứu - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đang hồi sức cho một ca bệnh chuyển biến nặng. Khoa cấp cứu được bố trí tại tầng 1 và tầng 3 của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương và luôn trong tình trạng quá tải - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 5.

22h đêm, một nữ bệnh nhân chuyển nặng được vận chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội đến cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương. Trong ảnh: người chồng của bà đang vẫy tay chào tạm biệt, do là nơi điều trị COVID-19 nguy cơ nhiễm bệnh rất cao nên người thân không được ở lại bệnh viện - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 6.

Bác sĩ Phan Văn Mạnh đang đặt nội khí quản cho một bệnh nhân, phần lớn bệnh nhân nhiễm COVID-19 mức độ nặng đều bị tổn thương phổi nặng nề, do vậy ảnh hưởng lớn đến chức năng hô hấp - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 7.

Một nhân viên y tế với tấm kính chống giọt bắn mờ tịt khi làm việc liên tục 12 tiếng bên trong buồng bệnh tại Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 - Ảnh: NAM TRẦN

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 8.

Nửa đêm, gần 10 y bác sĩ, điều dưỡng tại Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 cấp cứu cho một ca bệnh nặng 68 tuổi nhập viện trong tình trạng xuất huyết tiêu hóa, suy tim và đã được can thiệp trước đó bằng thuốc - Ảnh: NAM TRẦN

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 9.

Niềm vui của một nhân viên y tế khi kịp thời xử lý ca bệnh với SpO2 giảm còn 80 trở về tình trạng ổn định - Ảnh: NAM TRẦN

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 10.

Nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn đưa thi thể một bệnh nhân mới qua đời vì COVID-19 qua nhà thi thể - Ảnh: NAM TRẦN

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 11.

Các điều dưỡng khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương di chuyển các thi thể xuống xe của Đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển để đi hỏa táng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 12.

Một nữ nhân viên y tế lặng người bên hành lang đỏ (khu vực nguy cơ lây nhiễm cao) sau khi thực hiện những công việc cuối cùng cho bệnh nhân đã qua đời. Hiện Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 có khoảng 130 y bác sĩ, tình nguyện viên có mặt tại đây, trong đó có 65 nhân viên y tế, tình nguyện viên của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; 24 bác sĩ từ Hà Giang và 35 bác sĩ, điều dưỡng từ Bệnh viện Xanh Pôn tới học tập, hỗ trợ chăm sóc, điều trị - Ảnh: NAM TRẦN

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 13.

Các nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đang đặt thi thể của một bệnh nhân tử vong vì COVID-19 vào chiếc quan tài trước khi di chuyển đến Đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển để hỏa táng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Nhân viên y tế cấp cứu và đưa các thi thể của bệnh nhân đến nơi hỏa táng - Video: NGUYỄN KHÁNH

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 15.

Một xấp tiền vàng mã được điều dưỡng đặt trong chiếc túi đựng thi thể một người phụ nữ vừa qua đời. Ảnh chụp tại khoa cấp cứu - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 16.

Những di vật của bệnh nhân mất vì COVID-19 sẽ được bệnh viện bảo quản, khử khuẩn. Sau 7 - 10 ngày, những di vật này sẽ được trao lại cho người thân của họ - Ảnh: NAM TRẦN

Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi. Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, nhiều sản phụ dương tính với COVID-19 được chăm sóc tích cực tại khoa ngoại sản.

Mỗi ngày, tiếng khóc chào đời của những đứa trẻ vang lên đã phần nào xua tan đi những sự tang tóc giữa lằn ranh sinh tử ở "thành trì" cuối cùng điều trị COVID-19.

Những đứa trẻ chào đời phía trong "thành trì" cuối cùng điều trị COVID-19 - Video: NGUYỄN KHÁNH

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 18.

Một sản phụ được các điều dưỡng di chuyển từ khoa cấp cứu lên khoa hồi sức tích cực để điều trị. Sau khi sinh, bé bị sinh non nên đã được chuyển sang Bệnh viện Nhi trung ương - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 19.

Chị Lý Thị Ngân (quê Thái Nguyên, một bệnh nhân COVID-19) đang được các bác sĩ hoàn thiện các thủ tục cho ca mổ đẻ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 20.

Bác sĩ đang tiến hành gây tê tủy sống cho sản phụ trước khi ca mổ được diễn ra - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 21.

Sau khoảng 5 phút, bé Yến Nhi chào đời suôn sẻ với cân nặng 3kg. Bé Yến Nhi là trường hợp may mắn khi sinh đủ tháng, nhiều trường hợp sản phụ mổ cấp cứu trẻ thường sinh non - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 22.

Ngay sau sinh, bé Yến Nhi được các y tá đưa vào khu vực sau sinh để chăm sóc sức khỏe - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 23.

Ngay sau ca mổ đẻ của sản phụ Lý Thị Ngân là một ca mổ cấp cứu khẩn cấp cho một sản phụ bị COVID-19 được chuyển đến từ Sơn La. Bị sinh non nên ngay sau khi chào đời các bác sĩ phải cấp cứu luôn cho bé - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 24.

Điều dưỡng Đỗ Thị Hương đang chăm sóc một trẻ sơ sinh bị sinh non. Các bé sau khi chào đời sẽ được đưa về khoa nhi chăm sóc, nhiều trường hợp sức khỏe yếu sẽ được chuyển lên Bệnh viện Nhi trung ương - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 25.

Một cháu bé nắm ngón tay của điều dưỡng khi đang ngủ. Do mẹ bị nhiễm COVID-19, các bé cũng được xét nghiệm test COVID-19, những bé đủ điều kiện sẽ được gia đình đón về - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Phía trong thành trì cuối cùng điều trị COVID-19: Một cuộc đời khép lại, một mầm sống đâm chồi - Ảnh 26.

"COVID-19 không thể thắng chúng ta" - dòng chữ in trên áo một điều dưỡng tại Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 - Ảnh: NAM TRẦN

Chúng tôi đã chiến đấu với COVID-19

TTO - Gần 150 ngày tình nguyện vào TP.HCM chiến đấu chống bão dịch khốc liệt, thời điểm này chính là khoảng 'tạm lắng' để các bác sĩ, nhân viên y tế nhớ lại bao kỷ niệm suốt đời không quên.

NAM TRẦN - NGUYỄN KHÁNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Khi có người hỏi liệu bùa yêu có hiệu nghiệm, Quỳnh đáp thẳng: "Toàn phải trao đổi tình dục với chi phí cao".

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar