25/02/2018 09:18 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phi hành gia sắp có bộ đồ ‘hạnh phúc’

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Các nhà nghiên cứu đang phát triển những tính năng mới trong bộ đồ phi hành gia, theo đó giúp họ thoải mái tối đa khi hoạt động ngoài không gian.

Phi hành gia sắp có bộ đồ ‘hạnh phúc’ - Ảnh 1.

Công nghệ Smart Censory Skin - Ảnh: Newsweek

Theo Newsweek, khi làm việc ngoài không gian, các phi hành gia đối mặt nguy cơ trải qua những thách thức rất cao về tinh thần.

Để giải quyết vấn đề trên, các nhà nghiên cứu và sinh viên tại Đại học Bách khoa Floria đang phát triển một công nghệ được kỳ vọng sẽ đáp ứng tiêu chuẩn mới cho thế hệ quần áo, đồ phi hành gia tiếp theo. Nó sẽ chú trọng các lợi ích về tâm lý cũng như tối đa hóa hiệu quả, sự thoải mái.

Công nghệ này được gọi là Smart Sensory Skin, tạm hiểu là "lớp da giác quan thông minh". Nó sẽ sử dụng cảm biến để phát hiện hàng loạt thiếu sót về mặt vật lý và sẽ tự động điều chỉnh theo môi trường của phi hành gia.

Tựu trung, bộ đồ công nghệ này sẽ phản ứng với nhu cầu cá nhân mỗi phi hành gia tùy theo môi trường sống xung quanh họ. Những điều chỉnh này có thể bao gồm việc tạo ra thay đổi trong môi trường, hướng sáng, màu sắc ánh sáng và mật độ oxy.

Thiết kế tân tiến cuối cùng là tính năng cho phép các bác sĩ ở Trái đất có thể quan sát, giám sát huyết áp của phi hành gia, xung nhịp và các chức năng khác của cơ thể.

Thực tế trước đây công nghệ giám sát từ mặt đất kiểu này đã xuất hiện. Nhưng nó vốn dĩ quá cồng kềnh, không thoải mái, và dữ liệu thu được phải được kiểm định thông qua một bác sĩ trước khi họ bắt đầu điều chỉnh gần như thủ công.

Khác biệt nằm ở chỗ bộ "da thông minh" này sẽ gọn nhẹ hơn, và sẽ được thiết kế hòa nhịp liên tục với quần áo của phi hành gia. Nó được kì vọng sẽ giúp hạn chế tối đa sự xao nhãng của phi hành gia, giúp họ thực hiện công việc an toàn và hiệu quả hơn.

Arman Sargolzaei, một giáo sư điện tử tại ĐH Bách khoa Florida, nói: "Sẽ rất quan trọng trong việc giúp phi hành gia có trạng thái tinh thần tốt trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ của mình, và hiện chưa có giải pháp kịp thời hay chủ động nào để giúp họ khi họ gặp căng thẳng, lo lắng. Công nghệ này sẽ mang tới sự hỗ trợ tức thì cho tinh thần của họ".

Đối với phi hành gia, sự căng thẳng sẽ bắt nguồn từ nhiều yếu tố như mất ngủ, quá nhạy cảm với ánh sáng, căng thẳng với hiệu ứng trọng lực thấp, cô lập từ bạn bè và thân nhân, lo ngại mắc sai lầm...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Rạng sáng 13-5, một ngọn núi lửa ở miền trung Philippines đã phun trào, tạo ra cột tro khổng lồ cao khoảng 4,5km bốc lên trời.

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Vào Ngày của Mẹ, một sự việc thương tâm xảy ra trên tuyến đường cao tốc Đông - Tây của Malaysia, khi voi mẹ đau đớn bên xác voi con bị xe tải tông chết.

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Một cặp gà lôi lam mào trắng sinh trưởng tại Bỉ sẽ được chuyển về Việt Nam, khởi đầu hy vọng đưa loài chim này tái hiện diện trên quê hương của nó.

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Những bức ảnh gây ám ảnh và đầy cảm xúc ghi lại thế giới tự nhiên vừa được vinh danh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025 do Quỹ hoàng tử Albert II của Monaco tổ chức.

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar