04/01/2023 07:20 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phẫu thuật chữa ngủ ngáy có hết ngáy không?

Tại sao có người hay ngủ ngáy? Tôi nghe nói có phương pháp phẫu thuật cắt “lưỡi gà", sau mổ có hết ngáy và phương pháp này có an toàn không, thưa bác sĩ?

Ngủ ngáy có nhiều nguyên nhân

Như ông xã tôi, hễ ngủ là ngáy, đặc biệt khi có uống rượu bia thì tiếng ngáy "rõ to", kéo thành từng tràng dài, cảm giác như khó thở (nghẹt đường mũi và chỉ thở qua đường miệng)… Có cách nào để ngủ hết ngáy không bác sĩ? (N.L.M., quận Cái Răng, TP Cần Thơ)

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Hồ Lê Hoài Nhân - phó giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng Cần Thơ - cho biết có nhiều nguyên nhân khiến một người ngủ ngáy, đây là âm thanh phát ra do luồng không khí lúc thở phải đi qua vùng hẹp của đường hô hấp trên, tác động vào niêm mạc xung quanh gây ra tiếng ngáy.

Vùng hẹp này có thể ở vùng hạ họng - thanh quản, họng và vùng mũi. Ngủ ngáy thường xảy ra ở người lớn tuổi, thừa cân, béo phì, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, thuốc an thần. Những người này thường có trương lực cơ vùng họng - thanh quản bị giảm, làm các cơ trở nên lỏng lẻo (hay còn gọi cơ bị nhão) nên luồng không khí tác động vào gây tiếng ngáy.

Uống rượu bia sẽ làm ức chế thần kinh trung ương, làm giãn cơ vùng cổ cũng thường gây ra ngáy. Các nguyên nhân khác của ngủ ngáy như hẹp vùng mũi do vẹo vách ngăn, viêm VA, viêm mũi xoang. Ở vùng họng như viêm amidan, lưỡi gà dài…

Phẫu thuật chữa ngủ ngáy có hết không?

Người ngủ ngáy sẽ gặp phải những nguy cơ như có những cơn ngưng thở khi ngủ, tăng nguy cơ đột quỵ, cao huyết áp, bệnh lý tim mạch. 

Nếu ngủ ngáy kéo dài có thể đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để xác định nguyên nhân. Bác sĩ có thể khám mũi, họng, nội soi vùng mũi họng để tìm nguyên nhân vẹo vách ngăn, viêm mũi xoang, viêm VA…, đồng thời kiểm tra bằng máy đo tiếng ngáy, xác định có bao nhiêu cơn ngưng thở khi ngủ.

Hiện nay có các phương pháp làm giảm ngủ ngáy liên quan đến nguyên nhân do viêm VA hay amiđan thì nạo VA, cắt amiđan, cắt màn hầu (lưỡi gà); điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Do vẹo vách ngăn thì chỉnh vách ngăn… 

Tuy nhiên không phải trường hợp nào sau phẫu thuật cũng hết ngủ ngáy, nên việc phẫu thuật điều trị các nguyên nhân là chính, còn nếu phẫu thuật chỉ để chữa cho hết ngáy thì nên cân nhắc thêm.

Đối với các nguyên nhân kèm theo như lạm dụng rượu bia, thuốc lá… thì phải kiêng các loại chất kích thích này, hạn chế đồ uống lạnh, thức uống có gas. Nếu nguyên nhân do thừa cân, béo phì thì giảm cân, tập thể dục, ngủ đúng giờ, đủ giấc và tránh lạm dụng thuốc ngủ, giảm stress, tránh tắm tối, ăn tối, điều chỉnh sinh hoạt hằng ngày phù hợp.

Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương... mời gửi email đến hộp thư [email protected] (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.

Cứ ngủ ngáy là cầm chắc bị chứng ngưng thở khi ngủ?

Chứng ngưng thở khi ngủ (OSA) đang làm phiền khá nhiều người...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar