04/01/2025 10:46 GMT+7

Phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế: động lực phát triển mới

Nhiều chuyên gia khẳng định đây là thời điểm lý tưởng để đưa TP.HCM thành trung tâm tài chính toàn cầu. Tất nhiên, để thực hiện kế hoạch này còn nhiều việc phải làm.

Động lực phát triển mới của TP.HCM - Ảnh 1.

Hạ tầng giao thông TP.HCM không ngừng phát triển - Ảnh: VĂN TRUNG

TS Nguyễn Hữu Huân (trưởng bộ môn tài chính Đại học Kinh tế TP.HCM):

Khu tài chính tự do - chìa khóa phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Động lực phát triển mới của TP.HCM - Ảnh 2.

Trong bối cảnh nhiều quốc gia đã thành công trong việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế như Singapore, Dubai hay Frankfurt, Việt Nam cần một hướng đi khác biệt để tạo lợi thế cạnh tranh. TP.HCM nên hướng đến mô hình trung tâm công nghệ tài chính (fintech) với sự kết hợp giữa tài chính truyền thống và công nghệ hiện đại.

Yếu tố then chốt để hiện thực hóa mục tiêu này là xây dựng khu tài chính tự do - nơi cho phép dòng vốn lưu chuyển tự do và linh hoạt.

Tại đây, các tổ chức tài chính và ngân hàng được phép giao dịch bằng USD và các ngoại tệ khác, thậm chí là tiền mã hóa như bitcoin hay crypto. Mô hình này đã được áp dụng thành công tại Singapore - nơi cho phép giao dịch đa tiền tệ như USD, euro bên cạnh đồng SGD.

Khu tài chính tự do sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước niêm yết cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn quốc tế. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ mạnh dạn rót vốn hơn khi không phải lo ngại về chi phí chuyển đổi ngoại tệ và các rào cản về quản lý ngoại hối khi rút vốn hay chuyển lợi nhuận. Đồng thời, các công ty nước ngoài cũng được phép niêm yết tại đây thông qua hình thức niêm yết song song hoặc niêm yết chéo.

Để đảm bảo an ninh tiền tệ, dòng vốn từ Việt Nam chảy vào khu này cần được quản lý theo hạn ngạch (quota). Việc kiểm soát nên được thực hiện một cách linh hoạt trong giới hạn cho phép, tránh quá chặt chẽ làm giảm tính hấp dẫn của trung tâm tài chính.

PGS.TS Trần Hoàng Ngân (đại biểu Quốc hội):

Động lực phát triển mới của TP.HCM

Động lực phát triển mới của TP.HCM - Ảnh 3.

TP.HCM đã chuẩn bị từ lâu cho việc trở thành trung tâm tài chính quốc tế. Với sự đồng thuận của Bộ Chính trị, thành phố đã có nền tảng vững chắc để hiện thực hóa mục tiêu này.

Để phát triển thành công trung tâm tài chính quốc tế, cần hội tụ năm yếu tố quan trọng.

Thứ nhất là môi trường pháp lý minh bạch, phù hợp chuẩn mực quốc tế với các chính sách ưu đãi hấp dẫn. Các nghị quyết về cơ chế đặc thù cần được xây dựng chi tiết, dễ triển khai và có tính khả thi cao.

Yếu tố thứ hai là đầu tư đồng bộ vào hạ tầng, bao gồm cơ sở vật chất, hạ tầng số, công nghệ tài chính, giao thông, sân bay và cảng biển. Singapore là điển hình thành công nhờ phát triển mạnh hệ thống cảng trung chuyển, logistics và hàng không quốc tế.

Ba yếu tố còn lại gồm: phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua thu hút chuyên gia trong và ngoài nước; tăng cường kết nối quốc tế với các trung tâm tài chính lớn trên thế giới; và đẩy mạnh phát triển công nghệ tài chính (fintech) cùng các start-up trong lĩnh vực này.

Cùng với quy hoạch thành phố giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, việc phát triển trung tâm tài chính quốc tế sẽ tạo động lực mới để TP.HCM tiếp tục đóng vai trò đầu tàu kinh tế của đất nước.

PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh (hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật):

Sandbox - giải pháp đột phá cho fintech phát triển

Động lực phát triển mới của TP.HCM - Ảnh 4.

Trong bối cảnh công nghệ tài chính đang định hình lại tương lai của ngành dịch vụ tài chính, TP.HCM đang hướng đến việc trở thành trung tâm fintech (fintech hub) thông qua phát triển hệ sinh thái và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thay vì theo đuổi mô hình trung tâm tài chính truyền thống vốn đã có sự cạnh tranh gay gắt.

Thực tiễn cho thấy nhiều mô hình kinh doanh và dịch vụ mới xuất hiện chưa có trong khung pháp lý hiện hành.

Để cân bằng giữa mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo với việc bảo vệ thị trường và người dùng, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) được xem là giải pháp then chốt.

Sandbox cho phép "miễn trừ" một số quy định pháp luật trong khuôn khổ được kiểm soát, vừa tạo điều kiện cho đổi mới sáng tạo vừa hạn chế rủi ro cho người dùng cuối.

Để phát triển thành fintech hub, TP.HCM cần tập trung vào một số yếu tố quan trọng. Thứ nhất là xây dựng cộng đồng khởi nghiệp fintech sôi động thông qua việc thiết lập không gian chung và các chương trình hỗ trợ liên tục. Thứ hai là ban hành chính sách thu hút đầu tư từ các công ty uy tín và vốn đầu tư thiên thần, tăng cơ hội tiếp cận vốn mạo hiểm cho start-up.

Kinh nghiệm từ Singapore và London cho thấy sự cam kết chính trị mạnh mẽ và vai trò chủ động của cơ quan quản lý là yếu tố then chốt tạo lợi thế cạnh tranh. Song song đó, thành phố cần có chính sách thu hút nhân lực quốc tế trình độ cao, đồng thời đầu tư vào giáo dục để phát triển nguồn nhân lực chất lượng nội địa, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành fintech.

Ông Trương Hiền Phương (giám đốc cấp cao Chứng khoán kis Việt Nam):

TP.HCM cần giải pháp "đột phá"

Động lực phát triển mới của TP.HCM - Ảnh 4.

Việc phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế là bước đi tất yếu và cần được thực hiện quyết liệt. Với vị thế sẵn có là trung tâm tài chính hàng đầu cả nước, thành phố có nhiều tiềm năng để vươn tầm khu vực và quốc tế, tuy nhiên cần giải quyết một số thách thức then chốt.

Thách thức đầu tiên là khung pháp lý cần được mở rộng để hội nhập quốc tế. Điển hình như việc cho phép giao dịch ngoại hối - hoạt động phổ biến tại các trung tâm tài chính thế giới nhưng hiện chưa được thực hiện tại Việt Nam.

Song song đó là xây dựng cơ chế thu hút các định chế tài chính lớn thông qua việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và sân chơi rộng mở cho doanh nghiệp.

Về cơ sở hạ tầng, thành phố cần chuẩn bị không gian văn phòng chất lượng cao, hệ thống computer center quy mô lớn và đảm bảo an ninh mạng để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức tài chính quốc tế.

Đặc biệt, việc nâng hạng thị trường chứng khoán là điều kiện quan trọng để thu hút dòng vốn lớn. Các cải tiến như kéo dài giờ giao dịch, nâng cấp công nghệ và áp dụng giao dịch T0 cũng cần được xem xét để phù hợp với văn hóa đầu tư quốc tế.

Học hỏi từ thành công của Singapore - quốc gia mất 30 năm để trở thành trung tâm tài chính hàng đầu, TP.HCM cần tập trung vào chính sách cởi mở và cải cách thể chế. Việc triển khai đề án này nên được thực hiện song song với quá trình tái cơ cấu bộ máy để đảm bảo hiệu quả tối ưu.

TS Trần Quang Thắng (viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TP.HCM):

Những thách thức TP.HCM cần vượt qua

Nhìn vào sự thành công của các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới như New York, London, Singapore, Hong Kong và Dubai, có thể thấy họ đều sở hữu những yếu tố then chốt: cơ sở hạ tầng hiện đại, hệ thống pháp lý minh bạch, chính sách ưu đãi thuế hấp dẫn và môi trường kinh doanh thuận lợi. Đây chính là những bài học quý giá cho TP.HCM trong hành trình vươn lên trở thành trung tâm tài chính quốc tế.

Để đạt được mục tiêu này, TP.HCM cần vượt qua nhiều thách thức quan trọng. Trước hết là xây dựng hệ thống pháp lý minh bạch, ổn định và theo chuẩn quốc tế để tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Song song đó là phát triển cơ sở hạ tầng tài chính đồng bộ, bao gồm hệ thống ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán và các định chế tài chính.

Thách thức lớn tiếp theo là nguồn nhân lực chất lượng cao. Thành phố cần có chiến lược đào tạo, thu hút và giữ chân nhân tài trong lĩnh vực tài chính. Đồng thời, phải xây dựng được lợi thế cạnh tranh riêng để thu hút đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với các trung tâm tài chính khác trong khu vực.

Ngoài ra, việc đảm bảo ổn định chính trị - kinh tế và bắt kịp xu hướng công nghệ, đặc biệt là fintech và trí tuệ nhân tạo, cũng là những yếu tố quyết định thành công của trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, khu vực tài chính và cộng đồng doanh nghiệp.

Phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế: Sứ mệnh quốc gia của TP.HCM

TP.HCM đang đứng trước cơ hội lịch sử để trở thành trung tâm tài chính quốc tế - một giấc mơ được ấp ủ hơn 20 năm với sự ủng hộ từ Bộ Chính trị, mở ra triển vọng mới cho sự phát triển kinh tế không chỉ của thành phố mà còn của cả Việt Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phá chuyên án kinh doanh đa cấp trái phép đặc biệt lớn, liên quan 9.000 người, tạm giam 12 đối tượng

Công an tỉnh Lạng Sơn xác định đây là nhóm đối tượng hoạt động tội phạm theo phương thức đa cấp có quy mô đặc biệt lớn, liên quan nhiều địa phương, hoạt động xuyên quốc gia, xuyên biên giới.

Phá chuyên án kinh doanh đa cấp trái phép đặc biệt lớn, liên quan 9.000 người, tạm giam 12 đối tượng

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa phê duyệt thêm 829 vùng trồng, 131 cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam. Đây là cơ hội để sầu riêng nước ta tăng cường xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỉ dân.

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngân 98 lên tiếng: Nghi bị hãm hại có tổ chức, đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng

Ngân 98 cho biết vừa làm đơn tố giác gửi đến cơ quan chức năng, nghi ngờ bị vu khống và hãm hại có tổ chức để hạ bệ danh dự và uy tín.

Ngân 98 lên tiếng: Nghi bị hãm hại có tổ chức, đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng

Cảng nước sâu 15.000 tỉ đồng của Quảng Trị giờ ra sao?

Cảng nước sâu Mỹ Thủy có khả năng đón tàu 100.000 tấn đang gấp rút thi công, để đưa 1 bến cảng vào hoạt động cuối năm 2025, cùng với mong muốn biến cảng này thành một trong những cảng trung tâm cả nước.

Cảng nước sâu 15.000 tỉ đồng của Quảng Trị giờ ra sao?

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar