28/03/2023 10:00 GMT+7

Phát triển bền vững trên thương mại điện tử không chỉ là bảo vệ môi trường

Phát triển bền vững trên thương mại điện tử là khái niệm tổng hòa, bao trùm nhiều yếu tố gồm hoàn thiện chính sách pháp lý, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, phát triển thương mại điện tử xanh…

Phát triển bền vững trên thương mại điện tử không chỉ là bảo vệ môi trường - Ảnh 1.

Khái niệm phát triển bền vững trên thương mại điện tử là tổng hòa của nhiều yếu tố trong hoạt động kinh doanh được liên kết chặt chẽ

Khái niệm ‘phát triển bền vững’ thường được hiểu trong phạm vi là giảm phát thải, bảo vệ môi trường, sử dụng nguyên liệu tái chế... 

Trên thực tế, đây là một khái niệm rộng lớn hơn, bao trùm nhiều khía cạnh của hoạt động kinh doanh được liên kết chặt chẽ, như chính sách pháp lý, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tầm nhìn phát triển xanh, chính sách chăm sóc nhân lực kế thừa, quản lý an ninh dữ liệu, trách nhiệm với cộng đồng, và nhiều mặt khác.

Điều này được thông qua phát biểu của đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tại hội thảo "Kinh tế số và phát triển bền vững: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới". 

Theo đó, các yếu tố giúp phát triển bền vững thị trường thương mại điện tử trong nền kinh tế số, bao gồm: hoàn thiện chính sách tạo môi trường pháp lý thông thoáng, đảm bảo môi trường công nghệ và thương mại lành mạnh, an toàn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương, phát triển nguồn nhân lực số và tăng cường vai trò của phụ nữ…

4 yếu tố cấu thành nên thương mại điện tử phát triển bền vững


Đồng quan điểm, báo cáo "Thương mại điện tử phát triển bền vững: Động lực thúc đẩy nền kinh tế số", được công bố bởi Lazada và Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng các chuyên gia hôm 21-3 vừa qua cũng xác định có 4 yếu tố cấu thành nên thương mại điện tử phát triển bền vững, bao gồm: 

(1) Phát triển kinh doanh bền vững; (2) Phát triển cơ sở hạ tầng bền vững; (3) Phát triển nguồn nhân lực số chất lượng cao; (4) Phát triển và ứng dụng công nghệ nâng cao trải nghiệm khách hàng; từ đó cho thấy vai trò quan trọng của thương mại điện tử bền vững trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Phát triển bền vững trên thương mại điện tử không chỉ là bảo vệ môi trường - Ảnh 2.

Phát triển bền vững bao gồm cả phát triển nguồn nhân lực số chất lượng cao trong các doanh nghiệp

Phát biểu tại sự kiện công bố báo cáo trên, ông Nguyễn Quang Vinh - phó chủ tịch VCCI - đánh giá cao nỗ lực và vai trò tiên phong của Lazada Việt Nam trong việc chủ động phân tích tổng quan sự phát triển của ngành thương mại điện tử, nắm bắt xu hướng phát triển phù hợp với bối cảnh kinh tế, từ đó góp phần thúc đẩy làn sóng chuyển đổi số.

Phát triển bền vững trên thương mại điện tử không chỉ là bảo vệ môi trường - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Quang Vinh phát biểu tại sự kiện

Trong phần trình bày của mình cùng sự kiện trên, ông Đặng Anh Dũng, phó tổng giám đốc Lazada Việt Nam, cho hay: "Phát triển bền vững là chiến lược của Lazada trong hơn một thập kỷ qua. Trước tình hình biến động kinh tế như hiện nay, phát triển bền vững càng trở nên quan trọng và cấp thiết đối với các doanh nghiệp và ngành thương mại điện tử nói chung".

Ông Dũng cũng nhận định thêm rằng sự chuyển dịch sang mô hình phát triển bền vững sẽ giúp cả hệ sinh thái được hưởng lợi, từ doanh nghiệp thương mại điện tử đến nhà bán hàng và người tiêu dùng, tạo ra tác động kép và sức mạnh cộng hưởng cho sự phát triển lâu dài. 

Với các doanh nghiệp thương mại điện tử, việc xây dựng và theo đuổi mô hình kinh doanh bền vững không chỉ xảy ra trong 1-2 tháng hay 1-2 quý, mà đó là sự phát triển đồng bộ, lâu dài ngay từ triết lý kinh doanh, tích hợp vào mô hình kinh doanh lõi.

Phát triển bền vững trên thương mại điện tử không chỉ là bảo vệ môi trường - Ảnh 4.

Doanh nghiệp chuyển dịch sang mô hình phát triển bền vững sẽ mang lại nhiều lợi ích - ông Đặng Anh Dũng nhận định

Dự báo 6 xu hướng phát triển ngành thương mại điện tử


Từ việc phân tích và đánh giá sâu sắc các khía cạnh của thương mại điện tử phát triển bền vững, báo cáo "Thương mại điện tử phát triển bền vững: Động lực thúc đẩy nền kinh tế số" cũng nhận định thương mại điện tử Việt Nam đang bước sang giai đoạn phát triển mới.

Với vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp, thương hiệu và người tiêu dùng, Lazada Việt Nam đã cùng VCCI và các chuyên gia dự báo 6 xu hướng phát triển ngành thương mại điện tử sắp tới:

• Về đầu tư: thương mại điện tử sẽ phát triển theo hướng bền vững bằng các đầu tư dài hạn về cơ sở hạ tầng, công nghệ, logistics, con người…

• Về kinh doanh, thương mại điện tử bền vững tạo ra nhiều giá trị hơn cho các bên liên quan thông qua việc xây dựng cộng đồng với các giá trị được cộng hưởng từ đối tác (thanh toán, vận hành, logistics…), doanh nghiệp (nhà bán hàng và thương hiệu) và người tiêu dùng.

• Về công nghệ, thương mại điện tử bền vững ưu tiên đầu tư cho các công nghệ thúc đẩy nền tảng mở, sử dụng API (Application Programming Interface - Giao diện lập trình ứng dụng) ở mọi điểm tiếp xúc, bên cạnh kết nối và tận dụng triệt để nhiều dịch vụ của đối tác trên nền tảng thương mại điện tử.

• Về trải nghiệm khách hàng, thương mại điện tử bền vững kết nối các hành vi mua sắm riêng lẻ của người tiêu dùng, hướng đến xu hướng mua sắm toàn diện và lâu dài từ giai đoạn tìm kiếm, lựa chọn, mua hàng, thanh toán, đổi trả.

• Về thanh toán, thanh toán trên thương mại điện tử sẽ ngày càng mở rộng kết nối với đa dạng đối tác tài chính và chuyển hướng "buy now, pay later" (mua trước, trả sau), đáp ứng nhu cầu chi trả của người tiêu dùng và giúp cho việc mua sắm trên thương mại điện tử trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn

• Về xã hội, thương mại điện tử bền vững trở thành cầu nối thúc đẩy phổ cập hiểu biết về thương mại điện tử đến với doanh nghiệp và người tiêu dùng toàn quốc, góp phần thực hiện chủ trương phổ cập thương mại điện tử đến các địa phương của Chính phủ.

Từ đó có thể thấy, phát triển bền vững không chỉ là câu chuyện bảo vệ môi trường và giảm phát thải trong vận hành, mà là một hành trình dài với những khía cạnh khác nhau trong kinh doanh, kết nối chặt chẽ với nhau để doanh nghiệp tạo ra giá trị cộng hưởng cho cộng đồng. 

Việc nắm bắt khái niệm này một cách đầy đủ, tổng quát có thể giúp doanh nghiệp cải thiện bộ máy vận hành, tinh chỉnh các chính sách, cũng như tăng cường và cởi mở hơn trong việc áp dụng kiến thức, công nghệ và phối hợp với các đối tác liên quan để phát triển đúng hướng một cách dài hạn.

Độc giả có thể tải nội dung đầy đủ của báo cáo tại: http://bit.ly/3K80rWx

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Với nhiều người dùng tại Việt Nam, Telegram là một nền tảng tin nhắn tức thời cũng phổ biến như Messenger, Wechat, Zalo, WhatsApp hay Line.

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Vụ đường dây đa cấp Bitney 107.000 người Việt tham gia: Động thái lạ đồng loạt giảm vốn

Các doanh nghiệp đứng sau đường dây đa cấp với hơn 107.000 người Việt tham gia vừa bị “đánh sập” bất ngờ giảm vốn từ hàng chục tỉ đồng xuống chỉ còn vài trăm triệu.

Vụ đường dây đa cấp Bitney 107.000 người Việt tham gia: Động thái lạ đồng loạt giảm vốn

Lễ hội trái cây Nam Bộ 2025: từ mùa vụ đến văn hóa

Ở quê, trái cây không mọc từ đất. Nó mọc từ tình thân. Mọc từ nếp nhà có má tảo tần canh rễ canh sâu, có cha sớm tối đong đưa giàn mướp trước hiên. Mỗi trái cây là một mảnh đời nảy nở – không chỉ của cây trái, mà của người. Mỗi năm, khi trời chuyển m

Lễ hội trái cây Nam Bộ 2025: từ mùa vụ đến văn hóa

Hãng dược Trung Quốc dự chi hơn 5.700 tỉ đồng để mua gần 65% vốn Imexpharm

Tập đoàn Livzon, thông qua công ty con tại Singapore, vừa công bố dự chi hơn 5.730 tỉ đồng để mua lại gần 65% cổ phần công ty dược ở Việt Nam.

Hãng dược Trung Quốc dự chi hơn 5.700 tỉ đồng để mua gần 65% vốn Imexpharm

LotusBiz: Giải pháp mới của Vietnam Airlines cho khách hàng doanh nghiệp

Với thông điệp 'Thêm giá trị cho mỗi chuyến công tác', ngày 22-5 Vietnam Airlines chính thức ra mắt chương trình LotusBiz, dành riêng cho tổ chức và doanh nghiệp.

LotusBiz: Giải pháp mới của Vietnam Airlines cho khách hàng doanh nghiệp

Ngân 98 khẳng định không liên quan Công ty ZUBU, tố bị đem hàng trôi nổi đi kiểm nghiệm để vu khống

Với nghi ngờ bị nhiều cá nhân hợp lực để hãm hại, Ngân 98 đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng, đồng thời giải thích về mối liên hệ với Công ty TNHH TMDV ZUBU.

Ngân 98 khẳng định không liên quan Công ty ZUBU, tố bị đem hàng trôi nổi đi kiểm nghiệm để vu khống
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar