09/03/2006 11:50 GMT+7

Phát hiện và xử trí bệnh phình đại tràng bẩm sinh

Theo Sức khỏe & đời sống
Theo Sức khỏe & đời sống

Phình đại tràng bẩm sinh còn có các tên gọi khác như bệnh Hirschsprung, bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh. Đây là một bệnh bẩm sinh gặp ở tỷ lệ khoảng từ 1/4.000 - 1/5.000 trẻ sơ sinh. Trẻ trai mắc bệnh nhiều hơn trẻ gái, với tỷ lệ nam/nữ từ 4/1 - 9/1. Bệnh cần được phát hiện sớm để săn sóc, theo dõi và điều trị đúng lúc.

Nguyên nhân gây bệnh: Là sự không có các tế bào hạch thần kinh ở đám rối của lớp cơ ruột tại một đoạn ruột, thường là ở trực đại tràng Sigma, có thể tới đại tràng trái, toàn bộ đại tràng và cả ruột non.

Bệnh nhân bị bệnh này có thể bị thêm các dị tật phối hợp như Hội chứng Down mắc ở tỷ lệ 2-5%, dị tật tim mạch khoảng 1%, dị tật thần kinh 1%, 3 nhiễm sắc thể 18, dị tật đường tiết niệu sinh dục 3%, dị tật đường tiêu hóa như teo thực quản, teo đại tràng hội chứng nút phân su, dị tật không hậu môn... và có tính chất gia đình ở 3-6% các trường hợp bệnh.

Cách phát hiện bệnh: Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bệnh có biểu hiện ở các lứa tuổi khác nhau.

Trẻ sơ sinh:

- Chậm đại tiện phân su (sau đẻ trên 24 giờ mới đại tiện phân su), có tới 94% các trường hợp biểu hiện triệu chứng này.

- Tắc hoặc bán tắc ruột: Tới 60% các trường hợp.

Thường có biểu hiện lâm sàng sớm sau đẻ: Chướng bụng tăng dần, bụng thường chướng đều, da căng bóng; nôn ra sữa rồi dịch mật, dịch ruột; tiêu chảy do viêm ruột; quai ruột nổi, gõ vang; khi nghe bụng mà không thấy có biểu hiện của nhu động ruột thì phải nghi ngờ thủng ruột hoặc nhiễm khuẩn; thăm trực tràng bằng ngón tay út: thấy ống hậu môn mềm mại nhưng chặt và trực tràng rỗng.

- Một dấu hiệu điển hình khi thăm khám là tháo ào ạt hơi và phân khi rút ngón tay sau thăm trực tràng và bụng bớt chướng hơn. Triệu chứng này có khi đoạn ruột vô hạch ngắn. Còn nếu đoạn vô hạch dài thì phải dùng ống thông cao-su hoặc ống thông bằng chất dẻo đưa sâu vào trực tràng tới phần ruột giãn thì mới tháo hơi và phân ra được.

Nếu bệnh nhân da xanh, trong trạng thái kích thích hoặc ngủ lịm, thở nhanh, mạch nhanh 160 - 180 lần/phút, thân nhiệt không ổn định, nhiệt độ cao hoặc thấp phải nghi ngờ nhiễm khuẩn máu. Với một số trẻ sơ sinh, các triệu chứng của bệnh có thể bắt đầu từ tuần thứ 2, 3 sau đẻ. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm ruột thủng đại tràng. Viêm ruột là nguyên nhân gây tử vong. Thường xảy ra ở thể vô hạch cao hoặc thể vô hạch thấp mà không được điều trị. Thủng đại tràng thường sau viêm ruột.

Trẻ bú mẹ (từ 2-24 tháng tuổi):

- Thể nhẹ: Khi bú mẹ, trẻ đại tiện bình thường, phân hơi lỏng; nhưng khi bắt đầu ăn sữa hộp, triệu chứng của bệnh xuất hiện, trẻ bị táo bón kéo dài, chướng bụng, ăn uống kém, chậm lên cân, da xanh, suy dinh dưỡng.

- Thể nặng: Viêm đại tràng do ứ đọng phân nặng. Tiêu chảy bất thường: phân lỏng thối khẳn hoặc phân nhớt có nhày máu. Có biểu hiện mất nước và rối loạn điện giải nặng. Thiếu máu.

Trẻ nhỏ và trẻ tuổi học đường (từ 3-15 tuổi):

Trẻ có tiền sử táo bón, thường xuyên phải dùng thuốc nhuận tràng hoặc thụt đại tràng bằng microlax hay nước muối sinh lý. Bụng chướng, quai ruột giãn, nổi, nắn bụng thấy khối phân rắn ở phía hố chậu trái. Trẻ gầy yếu, chân tay nhỏ, chậm phát triển thể lực, mất cảm giác muốn đại tiện.

Chẩn đoán xác định: Dựa vào khám và hỏi bệnh, chụp đại tràng có bơm thuốc cản quang, sinh thiết trực tràng, đo áp lực hậu môn trực tràng.

Tất cả những trường hợp trẻ được xác định mắc bệnh đều có chỉ định phẫu thuật. Thời điểm tùy thuộc vào lúc phát hiện và mức độ nặng nhẹ của bệnh, có hay chưa có biến chứng, tình trạng chung của bệnh nhi mà có chỉ định mổ sớm ngay sau khi có chẩn đoán hay chuẩn bị săn sóc bệnh nhân một thời gian rồi mới mổ. Xu hướng hiện nay là mổ chữa khi trẻ được khoảng 3 tháng tuổi.

Những năm trước đây, vì các bệnh nhân đến khám muộn, không được chăm sóc, điều trị tốt nên khi tới bệnh viện đã trong tình trạng gầy, thiếu máu, bụng chướng to do quai ruột già giãn quá to, có khi kèm theo viêm ruột nặng nên thường phải áp dụng phương pháp mổ 3 lần. Những năm gần đây, nhờ chẩn đoán sớm được bệnh và theo dõi điều trị tốt bằng thụt tháo phân hằng ngày nên có thể mổ một lần để điều trị hiệu quả.

Theo Sức khỏe & đời sống

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh thủng dạ dày được cứu sống kỳ diệu

Trẻ sơ sinh bị sinh non, nặng 2kg, nhập viện do thủng dạ dày được các bác sĩ Bệnh viện Quảng Trị mổ cấp cứu trong thời gian vàng, kịp thời cứu sống cháu bé.

Trẻ sơ sinh thủng dạ dày được cứu sống kỳ diệu

Bé trai 2 tuổi bị chó nhà người thân cắn rách đầu

Mới đây, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, các bác sĩ đã tiếp nhận cấp cứu một bé trai bị chó của người thân cắn, vết thương nghiêm trọng vùng đầu, mặt.

Bé trai 2 tuổi bị chó nhà người thân cắn rách đầu

Cấp cứu kịp thời sản phụ sinh con tại nhà bị hôn mê sâu

Ngày 24-6, thông tin từ Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ cho hay, sản phụ sinh con tại nhà bị biến chứng xuất huyết ồ ạt, hôn mê sâu… hiện đã được cấp cứu thành công, qua cơn nguy kịch.

Cấp cứu kịp thời sản phụ sinh con tại nhà bị hôn mê sâu

Luồn ống dẫn qua bụng mẹ để hút dịch màng phổi cho thai nhi

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vừa can thiệp cứu sống thai nhi bị tràn dịch màng phổi trong bụng mẹ.

Luồn ống dẫn qua bụng mẹ để hút dịch màng phổi cho thai nhi

Hàng trăm trẻ sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được khám sức khỏe miễn phí

Trong 'Ngày hội Bầu vàng IVF Tâm Anh', hằng trăm em bé sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (IUI/IVF) tại BVĐK Tâm Anh được khám sức khỏe tổng quát miễn phí với các gói khám theo độ tuổi, ghi nhận tất cả đều khỏe mạnh và phát triển đúng chuẩn.

Hàng trăm trẻ sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được khám sức khỏe miễn phí

Bé gái nhập viện do nôn ói, bất ngờ phát hiện dị vật trong âm đạo

Bé gái 8 tuổi đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nôn kéo dài không rõ nguyên nhân. Ban đầu các bác sĩ nghi rối loạn tiêu hóa nên tiến hành siêu âm và chụp X-quang ổ bụng, tuy nhiên không phát hiện bất thường rõ rệt.

Bé gái nhập viện do nôn ói, bất ngờ phát hiện dị vật trong âm đạo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar