13/02/2025 09:37 GMT+7

Phát hiện trẻ mắc bệnh thường gặp ở phụ nữ trưởng thành, phải làm sao?

Mới đây, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tiếp nhận và điều trị thành công một trường hợp bệnh nhi 14 tuổi mắc đa polyp buồng tử cung, gây rong kinh kéo dài.

Phát hiện trẻ mắc bệnh thường gặp ở phụ nữ trưởng thành, phải làm sao? - Ảnh 1.

Khối polyp buồng tử cung của bé gái 14 tuổi - Ảnh: BVCC

Polyp buồng tử cung thường gặp ở phụ nữ trưởng thành, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, tình trạng này lại hiếm gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ chưa bước vào tuổi dậy thì.

Theo thông tin từ gia đình, bé gái bắt đầu có kinh nguyệt cách đây 1 năm. Tuy nhiên, vào tháng 5-2024, bé có biểu hiện rong kinh kéo dài suốt một tháng, phải điều trị tại bệnh viện nhưng tình trạng không được cải thiện hoàn toàn.

Đến tháng 12-2024, rong kinh tiếp tục tái diễn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Gia đình quyết định đưa trẻ đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để thăm khám và tìm phương án điều trị triệt để.

Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, khoa khám bệnh, bệnh nhi được thăm khám lâm sàng và bác sĩ Lê Thị Hiếu, trưởng khoa khám bệnh, chỉ định siêu âm đầu dò qua đường trực tràng để cho hình ảnh chính xác.

Kết quả cho thấy nhiều polyp nội mạc tử cung, trong đó khối lớn nhất có kích thước 6x8mm. Sau hội chẩn, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi mắc đa polyp buồng tử cung gây rong kinh kéo dài. Đây là một tình trạng hiếm gặp ở lứa tuổi này, cần can thiệp sớm để tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe sinh sản.

Sau khi cân nhắc các phương pháp điều trị, bác sĩ Nguyễn Biên Thùy, phó trưởng khoa sản bệnh, cùng ê kíp quyết định soi buồng tử cung để cắt bỏ polyp. Đặc biệt, thủ thuật được thực hiện bằng ống soi nhỏ nhất, không gây tổn thương âm đạo, đảm bảo màng trinh nguyên vẹn.

Theo các bác sĩ sản phụ khoa, polyp buồng tử cung dù hiếm gặp ở trẻ vị thành niên nhưng vẫn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như rối loạn nội tiết hoặc viêm nhiễm.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rong kinh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh lý nội mạc tử cung. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản trong tương lai.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt lưu ý nếu con gái có các dấu hiệu như rong kinh kéo dài, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc xuất huyết bất thường. Đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám kịp thời, tránh để tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tại sao trẻ sơ sinh mắc bệnh lây qua đường tình dục?

Nhiều trẻ vừa sinh ra đã mắc bệnh lây qua đường tình dục. Bệnh lây qua đường tình dục không chỉ gây ảnh hưởng đến người bệnh mà còn có nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh trong quá trình thai phụ mang thai, sinh nở ra sao?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Bé trai 5 tuổi (ở huyện Thường Tín, Hà Nội) nghịch dây rút quần rồi tự 'thắt cổ', treo mình trên dây mắc màn.

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar