04/04/2023 18:23 GMT+7

Phát hiện thực vật có thể phát ra âm thanh

Thực vật phát ra âm thanh nhiều hơn khi chúng thiếu nước hoặc phải chịu áp lực nào đó. Đây là kết quả công trình nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Đại học Tel Aviv, Israel.

Phát hiện thực vật có thể phát ra âm thanh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: beneganic.ch

Thực vật không hoàn toàn im lặng như chúng ta tưởng mà thực tế chúng có thể phát ra âm thanh, song ở tần số mà thính giác của con người không nghe thấy được. Thực vật phát ra âm thanh nhiều hơn khi chúng thiếu nước hoặc phải chịu áp lực nào đó. Đây là kết quả công trình nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Đại học Tel Aviv, Israel.

Giáo sư Lilach Hadany tại Trường Khoa học thực vật và An ninh lương thực - đồng tác giả nghiên cứu, cho biết nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn khác về "vương quốc thực vật". Theo đó, thực vật - vốn lâu nay được xem là loài sống im lặng, trên thực tế có thể tạo ra một "bản giao hưởng" âm thanh.

Để tìm hiểu thực vật có thực sự "biết nói" hay không, bà Hadany và các đồng nghiệp đã theo dõi các cây cà chua và cây thuốc lá bằng các thiết bị thu âm có thể ghi được âm thanh ở tần số 20 - 250 kilohertz, trong khi tần số âm thanh cao nhất mà tai người trưởng thành có thể nghe được là khoảng 16 kilohertz.

Trong nghiên cứu, một số cây được trồng trong môi trường khắc nghiệt như bị cắt cành hoặc không được tưới nước trong 5 ngày. Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng thực vật phát ra âm thanh ở tần số từ 40 - 80 kilohertz. Khi được chuyển thành tần số mà con người có thể nghe được, âm thanh phát ra từ thực vật nghe hơi giống tiếng nổ bỏng ngô hoặc tiếng nổ của túi bong bóng.

Những cây phải chịu áp lực phát ra từ 30 - 50 âm thanh mỗi giờ, trong khi những cây bình thường phát ra ít âm thanh hơn nhiều (khoảng 1 âm thanh mỗi giờ). Bà Hadany cho biết cây cà chua hoàn toàn "im lặng" khi không gặp vấn đề gì. 

Các nhà nghiên cứu hiện chưa xác định được cơ chế tạo ra âm thanh ở thực vật, nhưng họ tin rằng âm thanh phát ra khi bong bóng khí trong "mạch" cung cấp nước của thực vật bị vỡ dưới một áp lực nào đó, từ đó tạo ra tiếng tách hoặc tiếng nổ.

Giáo sư Khoa học sinh học Daniel Robert tại Trường Khoa học Sinh học của Đại học Bristol (Anh), cho rằng thực vật không chủ động phát ra âm thanh, nhưng âm thanh này có thể có ích với các sinh vật khác. Chẳng hạn, âm thanh phát ra từ cây cà chua có thể mang thông điệp để một con sâu bướm cái biết rằng cây đang gặp vấn đề và không thích hợp để đẻ trứng trên đó hoặc tìm chất dinh dưỡng.

Các nhà nghiên cứu cũng ghi lại âm thanh do nhiều loài thực vật khác nhau tạo ra, chẳng hạn như lúa mì, ngô, xương rồng và nho, và nhận thấy những cây này cũng phát ra nhiều âm thanh hơn khi gặp vấn đề./.



Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Scavi đồng hành cùng cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024

Là nhà tài trợ trang phục áo tắm của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024, Scavi không chỉ đồng hành cùng hành trình tôn vinh "dáng sen Việt" mà còn góp phần xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt hiện đại - dịu dàng, thanh thoát nhưng vẫn tự tin và cuốn hút.

Scavi đồng hành cùng cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024

Điểm tin 18h: Hai trận động đất trong sáng nay; Truy nguồn gốc thuốc giả NEXIUM

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 23-5-2025.

Điểm tin 18h: Hai trận động đất trong sáng nay; Truy nguồn gốc thuốc giả NEXIUM

Hàn Quốc: Gần 400.000 thuê bao rời nhà mạng SK sau sự cố rò rỉ dữ liệu

Chỉ trong vòng một tháng, gần 400.000 người dùng đã rời bỏ nhà mạng SK Telecom lớn nhất nước này để chuyển sang các mạng đối thủ như KT và LG U+.

Hàn Quốc: Gần 400.000 thuê bao rời nhà mạng SK sau sự cố rò rỉ dữ liệu

Tokyo miễn phí tiền nước sinh hoạt để hỗ trợ người dân chống nóng

Thống đốc Tokyo Yuriko Koike nêu rõ phí nước cơ bản sẽ được miễn trong 4 tháng và dự báo các hộ gia đình sẽ tiết kiệm được trung bình 5.000 yên (khoảng 35 USD).

Tokyo miễn phí tiền nước sinh hoạt để hỗ trợ người dân chống nóng

Italy siết chặt quyền xin quốc tịch diện huyết thống

Quốc hội Italy vừa phê chuẩn luật quốc tịch sửa đổi, siết chặt quyền xin quốc tịch theo diện huyết thống (jus sanguinis).

Italy siết chặt quyền xin quốc tịch diện huyết thống

Hành trình cùng Viettourist khám phá Lào, Campuchia và Thái Lan

Trong 8 ngày 7 đêm, bạn sẽ bước qua ba quốc gia với cảnh sắc thiên nhiên choáng ngợp và chiều sâu văn hóa chạm đến tâm hồn, từ dòng Mekong cuộn chảy đến những mái chùa phát sáng kỳ ảo.

Hành trình cùng Viettourist khám phá Lào, Campuchia và Thái Lan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar