12/11/2018 10:55 GMT+7

Phát hiện 'thành phố băng trôi' khổng lồ ở Nam Cực

MINH HẢI (Theo DM)
MINH HẢI (Theo DM)

TTO - Tảng băng trôi khổng lồ được các nhà khoa học đặt tên là B-46, có diện tích lên tới 225 km2, lớn hơn cả khu vực Manhattan (New York, Mỹ), theo ước tính của US National Ice Center.

Phát hiện thành phố băng trôi khổng lồ ở Nam Cực - Ảnh 1.

Ảnh: Brooke Medley/NASA

B-46 được các chuyên gia thuộc Chiến dịch IceBridge của NASA phát hiện vào cuối tháng 10-2018 khi vỡ ra từ sông băng đảo Pine, thuộc Nam Cực.

Đây là một phần trong chiến dịch dài hơi của NASA nhằm thu thập số liệu về băng trôi, sông băng và những khu vực quan trọng trong các thềm băng trên Trái đất.

Trước đó, vết nứt tạo nên B-46 lần đầu tiên được các nhà khoa học chú ý vào cuối tháng 9-2018 và chỉ khoảng một tháng sau đó tảng băng mới chính thức vỡ ra.

Tuy nhiên, theo NASA, tảng băng khổng lồ này có thể không tồn tại lâu. Thông qua những hình ảnh thu được từ vệ tinh và các máy bay của IceBridge, B-46 bắt đầu xuất hiện dấu hiệu tan vỡ.

Trước đó chỉ ít ngày, NASA cũng tiết lộ rằng các chuyên gia thuộc IceBridge đã phát hiện ra một tảng băng trôi khổng lồ có hình dáng vô cùng đặc biệt ở Nam Cực trong một chuyến bay nghiên cứu hôm 16-10.

Tảng băng trôi có hình thang với ba cạnh vuông vức, có kích thước 900x1.500m được cho là được "sinh ra" tại thềm băng Larsen C, vào tháng 7-2017 từ tảng băng A-68 khổng lồ có kích thước lên tới trên 5.000 km2.

Sông băng đảo Pine "sinh ra" các tảng băng trôi cỡ lớn với chu kỳ trung bình sáu năm một lần. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tần suất xuất hiện này đang rút ngắn một cách nhanh chóng với những tảng băng trôi cỡ lớn được ghi nhận vào các năm 2013, 2015, 2017 và 2018.

Đảo Pine và Thwaites là hai trong số sáu sông băng ở Nam Cực. Theo nghiên cứu của NASA, hai sông băng này là nguyên nhân của khoảng 1 mm nước biển dâng toàn cầu trong mỗi thập kỷ, với lượng băng tan chảy qua sông băng đang tăng cao trong những năm gần đây.

Theo một nghiên cứu khác của các nhà khoa học thuộc Đại học Leeds (Anh), mực nước biển đang dâng cao nhanh gấp ba lần trong 25 năm qua vì hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Các nhà khoa học ước tính lượng băng mất đi ở Nam cực đã khiến mực nước biển tăng lên gần 8 mm kể từ năm 1992, trong đó 40% mức tăng này xảy ra trong năm năm qua.

MINH HẢI (Theo DM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Ngày 23-5, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ghi nhận nhiệt độ lên tới 50,4 độ C, mức cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu ghi chép số liệu vào năm 2003.

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học tuyên bố đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải mã ngôn ngữ của cá heo, với tiềm năng gợi mở cách thức liên lạc với trí tuệ ngoài Trái đất.

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar