29/04/2011 06:35 GMT+7

Phát hiện sớm xoắn dây tinh

QUỐC NGỌC
QUỐC NGỌC

TT - Đau và sưng bìu cấp là vấn đề thường gặp ở nam giới. Nhiều người vẫn nghĩ mình bị viêm tinh hoàn và thường e ngại đến khám nên chỉ ở nhà uống các loại thuốc kháng viêm. Nhưng nếu đó là bệnh lý xoắn dây tinh (hay xoắn thừng tinh) mà không được can thiệp đúng cách và kịp thời thì hậu quả sẽ khó lường.

Phóng to
Bác sĩ khám cho một bệnh nhi nghi ngờ xoắn tinh hoàn - Ảnh tư liệu

Một bé trai 12 tuổi bị đau đột ngột và dữ dội ở bìu trái, buồn nôn, ói. Bệnh nhân đến khám tại một phòng khám tư nhân và được chẩn đoán viêm tinh hoàn. Em được điều trị nội khoa với thuốc kháng sinh, kháng viêm.

Ngày thứ ba sau khi uống thuốc, cơn đau âm ỉ càng tăng, lúc này em được người nhà đưa đến khám tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM mới phát hiện bị xoắn dây tinh và phải lập tức mổ cấp cứu. Do để quá lâu, dây tinh bị xoắn hai vòng khiến tinh hoàn tím đen, hoại tử. Hậu quả là em bị cắt bỏ tinh hoàn bên trái.

Tỉ lệ cắt bỏ tinh hoàn cao

Trường hợp thứ hai, bệnh nhân nam 30 tuổi (có một vợ, một con) nhập viện trong tình trạng bìu phải sưng to, đỏ, đau âm ỉ không thành cơn, sờ vào rất đau. Bìu ngày càng đau dữ dội kèm buồn nôn nhưng không rối loạn đường tiểu. Siêu âm mạch máu (Doppler) thấy mạch máu nuôi tinh hoàn bị bít. Bệnh nhân được chẩn đoán xoắn dây tinh và được tiến hành mổ ngay. Nhưng do để hơn một ngày sau khi có dấu hiệu đau đầu tiên bệnh nhân mới đến bệnh viện nên tinh hoàn cũng tím đen không hồi phục đành phải cắt bỏ.

Theo PGS.TS.BS Trần Lê Linh Phương - trưởng phân khoa niệu - thận Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, xoắn dây tinh là tình trạng tinh hoàn xoay quanh thừng tinh làm tắc nghẽn tĩnh mạch và động mạch của tinh hoàn. Nếu không được điều trị cấp cứu trong 4-6 giờ từ khi bắt đầu đau, tinh hoàn sẽ bị nhồi máu hoàn toàn và hậu quả là teo tinh hoàn về sau hoặc hoại tử phải cắt bỏ.

Xoắn dây tinh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng hai nhóm tuổi thường gặp nhất là thanh thiếu niên từ 10-20 tuổi và trẻ sơ sinh. 50% các trường hợp xoắn dây tinh xảy ra trong lúc ngủ. Do tỉ lệ phải cắt bỏ tinh hoàn cao, vì vậy không nên chần chừ trong việc điều trị.

Đến bệnh viện ngay

BS Phương cho biết vấn đề điều trị phụ thuộc lớn vào thời gian từ lúc bắt đầu đau cho đến khi bệnh nhân được đưa tới phòng cấp cứu. Dưới 4 giờ thì có thể gây tê tại chỗ và tháo xoắn dây tinh bằng tay. Nếu tháo xoắn bằng tay thành công, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để cố định hai tinh hoàn trong vài ngày sau. Nếu tháo xoắn bằng tay thất bại, phẫu thuật thăm dò được chỉ định ngay.

Nếu bệnh nhân đến từ 4-24 giờ sau khi đau thì phẫu thuật thăm dò tháo xoắn và cố định hai tinh hoàn vào bìu. Nếu bệnh nhân đến sau 24 giờ, phẫu thuật thăm dò cũng được chỉ định nhưng chưa chắc giữ được tinh hoàn. Nếu phải cắt bỏ một bên tinh hoàn thì cần dự trù khả năng nhiễm trùng và phản ứng miễn dịch của tinh hoàn còn lại.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh lý này là đau đột ngột và dữ dội ở tinh hoàn, buồn nôn, ói, tinh hoàn bị kéo lên cao và rất đau khi sờ chạm. Khi thấy những biểu hiện trên, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Cũng có trường hợp xoắn dây tinh không hoàn toàn như em L.Đ.T.H., 10 tuổi, nhập viện vì đau bìu phải hai ngày. Mức độ đau vừa phải, đau không thành cơn, không bị chấn thương bìu. Bệnh nhân có tiền sử tinh hoàn phải di động. Khám thấy bìu phải sưng to, da bìu bình thường, không sờ được tinh hoàn và nút xoắn. Siêu âm mạch máu bìu phát hiện tinh hoàn phải có một vùng u không rõ ràng, bít mạch máu. Bệnh nhân được mổ thám sát bìu cho kết quả xoắn dây tinh không hoàn toàn và đã được tháo xoắn, cố định hai tinh hoàn vào bìu.

Phân biệt xoắn dây tinh và viêm tinh hoàn (viêm mào tinh - tinh hoàn cấp)

Đau và sưng bìu cấp mà không có bệnh sử, tiền căn chấn thương là vấn đề thường phải giải quyết ở khoa cấp cứu các bệnh viện hiện nay. Người bệnh cần phân biệt giữa hai bệnh lý chính là xoắn dây tinh và viêm mào tinh - tinh hoàn cấp.

Dấu hiệu <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Bệnh xoắn dây tinh

Bệnh viêm tinh hoàn

Ðau

Ðột ngột

Vài giờ đến vài ngày

Biểu hiện của tinh hoàn

Cao hơn bên kia

Không thay đổi vị trí

Mào tinh

Không sờ thấy

Sờ được và nhạy cảm

Tình trạng niệu đạo

Không có biểu hiện

Có thể có biểu hiện

Phản xạ cơ bìu

Có thể không có

Luôn luôn có

Ðáp ứng nâng bìu

Không thay đổi cơn đau

Ðau nhiều hơn

Sốt

Luôn luôn không có

Có thể có

QUỐC NGỌC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

Công an Đà Nẵng vừa bóc gỡ đường dây thành lập phòng khám đa khoa quốc tế để lừa dối khách hàng, với thủ đoạn tuyển dụng nhóm bác sĩ giả hành nghề trái phép, thực hiện các thủ thuật như cắt bao quy đầu, khám phụ khoa, nam khoa…

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Sở Y tế TP.HCM đề xuất đổi tên 24 bệnh viện quận, huyện sau sáp nhập, trong đó có 17 bệnh viện tại TP.HCM (cũ) và 7 bệnh viện tại Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ).

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Tại dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều, hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo đã bổ sung các quy định mới nhằm 'siết' quảng cáo thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật.

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Đến hốc tủ chơi nhưng không biết có con chó đang nằm ngủ trong đó, bé trai 5 tuổi bị chó cắn rách mặt bên phải, với khoảng 10 vết đứt sâu, phức tạp, chảy máu nhiều.

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Những ngày qua, tại các tỉnh thành, lực lượng chức năng phát hiện và tiêu hủy hàng trăm con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đang trên đường vận chuyển để tiêu thụ. Liệu số lợn này nếu ra thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng thế nào?

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường

Mẫu bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng được xác định không có chất hóa học độc hại nào, các chỉ số vi sinh ở trong mức cho phép.

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar