02/05/2025 21:37 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện nguồn lây nhiễm siêu vi khuẩn nguy hiểm

Nghiên cứu cho thấy lớp nhầy sinh học bám trong các đường ống thoát nước là ổ chứa chính của các vi sinh vật kháng thuốc kháng sinh (AMR), gây rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.

vi khuẩn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: weforum.org

Các nhà nghiên cứu Úc mới đây phát hiện hệ thống cấp nước uống là nguồn lây nhiễm vi sinh vật kháng thuốc kháng sinh (AMR) đáng kể nhưng lại bị bỏ qua, gây rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường đại học Flinders (Úc) cho thấy mật độ vi khuẩn AMR đáng báo động trong cả hệ thống nước của bệnh viện và dân cư. 

Cụ thể, khoảng 73% mẫu nước sinh hoạt và 38% mẫu nước bệnh viện chứa ít nhất một tác nhân gây bệnh AMR, cùng với đó là gần một nửa số đồ dùng nước sinh hoạt có kết quả xét nghiệm dương tính với hai hoặc nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc. 

Đặc biệt, nghiên cứu cho biết lớp nhầy sinh học bám trong các đường ống thoát nước là ổ chứa chính của các vi sinh vật AMR. Ngoài ra, các gene kháng thuốc vẫn hiện diện ngay cả sau khi vi khuẩn ban đầu đã chết, khiến nơi này trở thành ổ bảo quản gene lâu dài.

Đáng chú ý, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hospital Infection cũng phát hiện rằng vi khuẩn tụ cầu vàng (tên khoa học là Staphylococcus aureus) kháng thuốc kháng sinh methicillin (MRSA), vốn thường được tìm thấy trên bề mặt khô, cũng được phát hiện trong chất nhầy sinh học và các mẫu nước trên khắp Úc.

Bà Claire Hayward, nhà nghiên cứu chính và cũng là một nhà vi sinh vật học môi trường tại Đại học Flinders, cho biết nghiên cứu nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải tăng cường giám sát và can thiệp có mục tiêu để giảm thiểu rủi ro do các tác nhân gây bệnh AMR gây ra trong hệ thống nước uống.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh AMR có thể cướp đi sinh mạng của 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050, trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, vượt qua cả bệnh ung thư.

Siêu vi khuẩn làm chuyên gia đau đầu 10 năm, AI 'giải quyết' trong 2 ngày

Một vấn đề phức tạp về siêu vi khuẩn từng khiến các nhà vi sinh học mất cả thập kỷ giải quyết đã được AI xử lý chỉ trong vòng 2 ngày.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

Tinh tinh có thể kết hợp và sắp xếp linh hoạt các cặp âm thanh để truyền đạt các ý tưởng hoặc ý nghĩa khác nhau, một khả năng vốn chỉ có ở con người.

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Sáng nay TP.HCM, Nam Bộ hứng cơn mưa rất to, chỉ trong vài giờ lượng mưa có nơi đạt 225mm, ảnh vệ tinh cho thấy mây dông cuồn cuộn như một cơn bão mini.

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa

Nghiên cứu mới cho thấy củ cải đường, cải bó xôi, lúa mì và củ cải đỏ là những loài cây thích hợp nhất để nuôi sống một thành phố sau thảm họa.

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar