08/08/2022 14:05 GMT+7

Phát hiện một số khu vực ở Mặt Trăng có nhiệt độ phù hợp với con người

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Mặt Trăng có các hố mà nhiệt độ dao động đều đặn quanh 17 độ C - mức nhiệt độ ổn định đối với con người.

Phát hiện một số khu vực ở Mặt Trăng có nhiệt độ phù hợp với con người - Ảnh 1.

Ảnh mặt trăng được chụp từ tàu vũ trụ Apollo 11. Ảnh: nasa.gov

Trong lịch sử ban đầu của loài người, hang động là nơi bảo vệ con người khỏi nguy hiểm. Giờ đây, những cấu trúc tương tự trên Mặt Trăng có thể trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các phi hành gia trên Mặt trăng, nhờ có nhiệt độ giống như Trái Đất.

Ngày 3/8, các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Los Angeles (UCLA) cho biết Mặt Trăng có các hố mà nhiệt độ dao động đều đặn quanh 17 độ C - mức nhiệt độ ổn định đối với con người. Tạp chí Geophysical Research Letters vừa công bố nghiên cứu này vào tháng 7.

Những hố này có khả năng dẫn đến các hang động có thể là nơi trú ẩn của con người. Chúng có nhiệt độ có thể giúp các chuyến thám hiểm Mặt Trăng an toàn hơn. Đây cũng có thể là nơi cư trú lâu dài của con người trên Mặt Trăng khi các nhà khoa học sau này thiết lập các trại căn cứ ổn định về nhiệt.

Đồng tác giả nghiên cứu David Paige, Giáo sư khoa học hành tinh tại UCLA, cho biết: 'Con người trong quá trình tiến hóa đã sống trong hang động và chúng ta có thể trở lại hang động khi sống trên Mặt Trăng'.

Giờ đây, khi đã hiểu rõ hơn về các hố và các hang động, các nhà khoa học có thể tăng tốc hình thành một trạm cố định có thể hoạt động được, được bảo vệ khỏi các điều kiện khắc nghiệt của bề mặt Mặt Trăng.

Tác giả chính của nghiên cứu Tyler Horvath, một nghiên cứu sinh về khoa học hành tinh tại UCLA, cho biết: "Chúng ta có thể thiết lập hiện diện lâu dài trên Mặt Trăng sớm hơn dự kiến".

Trong khi bề mặt Mặt Trăng nóng lên tới 127 độ C vào ban ngày và giảm xuống -173 độ C vào ban đêm, những hố Mặt Trăng này ở vùng Mare Tranquillitatis có nhiệt độ ổn định, phù hợp với con người.

Mare Tranquillitatis là nơi tàu Apollo 11 (sứ mệnh đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng) hạ cánh do địa hình tương đối bằng phẳng.

Ông Noah Petro, Giám đốc Phòng thí nghiệm Địa chất, Địa vật lý và Địa hóa của NASA, cho biết việc tìm hiểu về các hố và các hang động này giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các môi trường khắc nghiệt, chẳng hạn như các vùng cực Mặt Trăng nơi sứ mệnh Artemis đang diễn ra. Chương trình Artemis của NASA nhằm mục đích đưa con người trở lại Mặt Trăng, đưa người phụ nữ đầu tiên và người da màu đầu tiên lên bề mặt Mặt Trăng vào năm 2025.

Nhiệt độ khắc nghiệt của bề mặt Mặt Trăng đã khiến NASA khó tạo ra thiết bị sưởi ấm và làm mát đầy đủ để tạo ra đủ năng lượng cho phép khám phá hoặc sống trên Mặt Trăng lâu dài hơn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu này, NASA có thể không cần thiết bị phức tạp vậy.

Nhờ các phi thuyền Lunar Orbiter, các nhà khoa học đã phát hiện ra các hố trên Mặt Trăng vào năm 2009. Phát hiện này khiến các nhà khoa học tự hỏi liệu có những hang động nối liền nhau có thể được khám phá hoặc thậm chí được sử dụng làm nơi trú ẩn hay không. Khoảng 16 trong số hơn 200 hố có thể là các ống dung nham bị sập. Khi một ống dung nham sụp, nó sẽ mở ra một cái hố có thể tạo ra một lối vào phần còn lại của hang động.

Các hang động sẽ là một môi trường ổn định để sống trên Mặt Trăng vì chúng bảo vệ khỏi bức xạ mặt trời và các tác động của vi thiên thạch. Do đó, sẽ rất hữu ích nếu tiếp tục dựa trên nghiên cứu hiện tại để tìm thêm các hang động tiềm năng.

Hiện tại, NASA có kế hoạch thăm dò bằng robot trên Mặt Trăng. Bắt đầu từ tháng 12/2022, các chuyến bay chở hàng sẽ mang các thiết bị định hướng và lập bản đồ bề mặt Mặt Trăng, tiến hành nghiên cứu, đo mức độ bức xạ và đánh giá hoạt động của con người tác động đến Mặt Trăng như thế nào.



Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin 18h: Cầu Nhơn Trạch thi công vượt tiến độ; Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 4-7-2025

Điểm tin 18h: Cầu Nhơn Trạch thi công vượt tiến độ; Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt

Lễ hội âm nhạc Tomorrowland 2026 sẽ được tổ chức tại Thái Lan

Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) đã xác nhận lễ hội âm nhạc nổi tiếng thế giới Tomorrowland sẽ diễn ra tại tỉnh Chonburi vào tháng 12-2026, đưa Thái Lan trở thành quốc gia châu Á đầu tiên tổ chức sự kiện này.

Lễ hội âm nhạc Tomorrowland 2026 sẽ được tổ chức tại Thái Lan

Ô nhiễm không khí có thể dẫn đến ung thư phổi ở người không hút thuốc

Nghiên cứu mới đây đã phát hiện mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và nhiều loại đột biến DNA gây ung thư phổi, đặc biệt ở những người được chẩn đoán mắc bệnh dù chưa từng hút thuốc lá.

Ô nhiễm không khí có thể dẫn đến ung thư phổi ở người không hút thuốc

Trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội thông báo tuyển sinh năm 2025

Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội đào tạo và cung cấp cho xã hội những cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, kinh doanh thương mại, công nghệ thông tin, ngôn ngữ Anh...

Trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội thông báo tuyển sinh năm 2025

Vietbank chính thức ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) hợp tác với Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) chính thức ra mắt dịch vụ Nền tảng số dành cho khách hàng doanh nghiệp - Vietbank DigiBiz.

Vietbank chính thức ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp

Trường THCS - THPT Trần Cao Vân tuyển sinh bổ sung

Trường THCS - THPT Trần Cao Vân TP.HCM đang tuyển bổ sung chỉ tiêu dành cho học sinh không trúng tuyển vào trường công lập. Thời gian nhận hồ sơ đến hết ngày 25-7-2025.

Trường THCS - THPT Trần Cao Vân tuyển sinh bổ sung
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar