07/07/2022 20:32 GMT+7

Phát hiện mới: Vi khuẩn ăn đường có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch trong máy bay

CHẤN PHONG
CHẤN PHONG

TTO - Loại vi khuẩn ăn đường Streptomyces, một chi vi khuẩn dạng sợi thuộc họ Streptomycetaceae có thể được sử dụng để thay thế nhiên liệu hóa thạch trong máy bay hiện nay.

Phát hiện mới: Vi khuẩn ăn đường có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch trong máy bay - Ảnh 1.

Vi khuẩn Streptomyces - Ảnh: SCIENCE SOURCE

Trang tin Euronews ngày 5-7 trích dẫn một kết quả nghiên cứu của nhà nghiên cứu vi sinh vật Pablo Cruz Morales - Đại học Kỹ thuật Đan Mạch cho biết một loại vi khuẩn ăn đường Streptomyces có thể dùng để thay thế các nhiên liệu hóa thạch được sử dụng để đốt cháy động cơ của các loại máy bay thương mại.

Theo đó, loại vi khuẩn Streptomyces có thể tạo ra các phân tử gây nổ khi chúng ăn đường. Trong quá trình ăn đường hoặc các loại axit amin, chúng sẽ chuyển hóa các phân tử này thành các liên kết carbon bền vững có thể sử dụng để điều chế nhiên liệu cho động cơ máy bay.

Các phân tử nổ được tạo ra trong quá trình tiêu hóa đường của vi khuẩn Streptomyces có hình tam giác. Theo tiến sĩ Morales, hình dạng này làm cho các liên kết carbon bị uốn cong và hình thành rất nhiều lực căng. Nếu những liên kết carbon này bị gãy, chúng sẽ giải phóng năng lượng và tạo ra nhiệt năng.

"Nếu chúng ta có thể tạo ra nhiên liệu sinh học này từ loại vi khuẩn Streptomyces thì không có lý do gì để chế tạo nhiên liệu máy bay bằng dầu hay khí đốt. Giải pháp này có thể giúp các công ty hàng không phát triển bền vững", tiến sĩ Morales phân tích.

Nhiên liệu máy bay thông thường được tạo ra bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch như dầu, xăng hay khí đốt. Tuy nhiên, điều đó tạo ra lượng khí thải carbon khổng lồ thải vào bầu khí quyển. Ngoài ra, một trong nhiều vấn đề với nhiên liệu hóa thạch là phải mất hàng triệu năm để hình thành dưới bề mặt Trái đất.

Trang tin Interesting Engineering tuần trước cũng trích dẫn một nghiên cứu tương tự của các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley (Mỹ) cho biết họ đã thu hoạch thành công nhiên liệu phản lực từ các loài vi khuẩn đất thường được tìm thấy thuộc chi Streptomyces.

Họ tin rằng nhiên liệu sinh học được tạo ra từ vi khuẩn ăn đường Streptomyces có thể cung cấp năng lượng cho máy bay phản lực, máy bay thương mại hay thậm chí là nhiên liệu tên lửa trong tương lai.

Theo Euronews, ngành hàng không hiện chiếm khoảng 2% lượng khí thải carbon toàn cầu của thế giới.

Thế giới mất 8 tỉ USD mỗi ngày do ô nhiễm từ đốt nhiên liệu hóa thạch

Ô nhiễm không khí toàn cầu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ gây tổn thất 8 tỉ USD mỗi ngày, nhiều hơn 3% giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra hằng ngày.

CHẤN PHONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu cho thấy một lớp nước lỏng khổng lồ có thể tồn tại sâu dưới lòng đất sao Hỏa, hé lộ lời giải cho bí ẩn nước biến mất và mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Rạng sáng 13-5, một ngọn núi lửa ở miền trung Philippines đã phun trào, tạo ra cột tro khổng lồ cao khoảng 4,5km bốc lên trời.

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar