24/02/2021 13:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện loài bò sát sống được ở nơi cao nhất thế giới

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Một loài thằn lằn núi ở Peru đã phá kỷ lục độ cao của loài bò sát khi vừa xuất hiện ở vị trí 5.400m trên mực nước biển.

Phát hiện loài bò sát sống được ở nơi cao nhất thế giới - Ảnh 1.

Thằn lằn Liolaemus tacnae vừa được phát hiện - Ảnh: José Cerdeña

Đó là thằn lằn Liolaemus tacnae, được phát hiện phía trên dãy Andes, thuộc địa phận Peru. Các nhà sinh vật học ghi lại được hình ảnh loài này vào giữa tháng 2-2021, ở độ cao lên đến 5.400m.  

Theo The Guardian, đây là khu vực tiếp xúc với nhiệt độ lạnh giá, bức xạ cực tím mạnh và lượng oxy cực thấp. Loài vật cơ thể biến nhiệt như thằn lằn có thể sống được ở điều kiện khắc nghiệt như thế được xem là rất kỳ diệu.  

Từ tháng 10-2020, nhà động vật học José Cerdeña, từ Đại học Quốc gia Saint Augustine (Peru), và các đồng nghiệp thực hiện chuyến thám hiểm núi lửa Chachani (Peru), cao 6.057m, để tìm kiếm các loài thằn lằn và cự đà sinh sống ở độ cao "khủng".   

"Một ngày, chúng tôi đã nhìn thấy thứ gì đó di chuyển giữa các tảng đá. Lúc đầu chúng tôi còn nghĩ chúng là chuột", Cerdeña kể.

Sau khi tới xem kỹ hơn, nhóm xác định động vật mình thấy là loài thằn lằn Liolaemus tacnae. Trước đây, đã có nhiều tài liệu ghi lại Liolaemus tacnae có thể sống ở những nơi chót vót, "thành tích" trước đó là 4.000m.  

Theo José Cerdeña, sống trong những điều kiện khắt nghiệt ở độ cao như thế với những loài "bậc cao" như động vật có vú đã là rất khó. Bò sát còn phải đương đầu trở ngại điều chỉnh nhiệt độ. Chúng vốn là loài có thân nhiệt phụ thuộc vào môi trường bên ngoài, những vùng núi cao quá lạnh có thể hạ nhiệt độ cơ thể của bò sát xuống rất thấp, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.  

Do vậy, số bò sát có thể sống ở những nơi cực cao rất ít ỏi. Cho đến nay, kỷ lục thuộc về thằn lằn đầu cóc agama (tên khoa học: Phrynocephalus erythrurus) trên cao nguyên Tây Tạng ở độ cao 5.300m.   

Được phát hiện ở độ cao 5.400m, thằn lằn Liolaemus tacnae phá kỷ lục cũ 100m. Kết quả được đăng trên tạp chí uy tín Herpetozoa.  

Phát hiện loài bò sát sống được ở nơi cao nhất thế giới - Ảnh 2.

Núi lửa Chachani nơi phát hiện thằn lằn Liolaemus tacnae - Ảnh: GETTY IMAGES

Theo Cerdeña, biến đổi khí hậu khiến các đỉnh núi dần cao ấm hơn so với trước đã tạo điều kiện cho thằn lằn Liolaemus tacnae đạt thành tích trên. Ông nói: "Có thể loài thằn lằn này đã bắt đầu ‘xâm chiếm’ độ cao trên 5.000m gần đây thôi".  

Thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích vật lý và di truyền của "kỷ lục gia" mới này. 

Phát hiện hóa thạch quả trứng thằn lằn lớn nhất trong thời đại khủng long

Quả trứng này có thể là từ loài Mosasaur (thương long), một loài thằn lằn biển sống cách đây hơn 66 triệu năm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tuyết phủ trắng sa mạc khô cằn nhất thế giới

Người dân sống tại sa mạc khô cằn nhất thế giới Atacama, ở miền bắc Chile, bất ngờ trước cảnh tượng ngoạn mục khi tuyết phủ trắng khu vực này chỉ sau một đêm.

Tuyết phủ trắng sa mạc khô cằn nhất thế giới

Sóng nhiệt làm tăng nguy cơ trầm cảm ở thanh thiếu niên

Các đợt sóng nhiệt có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý như trầm cảm và lo âu ở thanh thiếu niên.

Sóng nhiệt làm tăng nguy cơ trầm cảm ở thanh thiếu niên

Vũ trụ thuở sơ khai có ánh sáng hay là đêm đen?

Ánh sáng hiện diện khắp nơi trong vũ trụ, nhưng liệu nó có xuất hiện ngay sau vụ nổ Big Bang?

Vũ trụ thuở sơ khai có ánh sáng hay là đêm đen?

Thuốc giảm đau làm từ... rác thải nhựa

Các nhà khoa học Anh đã dùng vi khuẩn E. coli biến đổi gene để chuyển đổi các phân tử nhựa thành thuốc giảm đau acetaminophen, hay còn gọi là paracetamol.

Thuốc giảm đau làm từ... rác thải nhựa

Loài vật vẫn sống sót dù ở gần nơi thiên thạch rơi xuống xóa sổ khủng long

Dù sống rất gần nơi thiên thạch rơi xuống khiến khủng long tuyệt chủng, loài thằn lằn đêm đã sống sót cho đến nay, theo nghiên cứu mới đây.

Loài vật vẫn sống sót dù ở gần nơi thiên thạch rơi xuống xóa sổ khủng long

Vì sao lắp trạm BTS ở phố 'ngụy trang' khó thấy nhưng ở nông thôn nhìn là biết ngay?

Một số trạm BTS ở phố được lắp đặt nhưng người dân rất khó nhận thấy vì được ngụy trang, trong khi đó ở nông thôn rất dễ nhìn thấy. Vì sao?

Vì sao lắp trạm BTS ở phố 'ngụy trang' khó thấy nhưng ở nông thôn nhìn là biết ngay?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar