10/10/2022 14:06 GMT+7

Phát hiện dấu vết của nhiều loại nấm trong các khối u ung thư

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Hai nghiên cứu khoa học khác nhau, cùng được công bố vào cuối tháng 9 trên tạp chí Cell, đã phát hiện dấu vết di truyền (DNA) của các tế bào nấm ẩn náu trong các khối u ung thư.

Phát hiện dấu vết của nhiều loại nấm trong các khối u ung thư - Ảnh 1.

Tế bào nấm (màu đen) nằm trong mẫu mô khối u ung thư phổi (màu xanh). Nguồn: statnews.com

Các nhà khoa học vừa phát hiện dấu vết của nấm ẩn náu trong khối u của những người mắc nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư vú, ruột kết, tuyến tụy và phổi.

Hai nghiên cứu khoa học khác nhau, với kết quả cùng được công bố vào cuối tháng 9 trên tạp chí Cell, đã phát hiện dấu vết di truyền (DNA) của các tế bào nấm ẩn náu trong các khối u của con người.

Trong nghiên cứu thứ nhất, các nhà khoa học đã tìm ra dấu vết di truyền của nấm ở 35 loại ung thư khác nhau, thông qua việc kiểm tra hơn 17.000 mẫu mô, máu và huyết tương của bệnh nhân ung thư. Không phải mọi mẫu mô ung thư đều cho kết quả xét nghiệm dương tính với nấm, nhưng nhìn chung nhóm nghiên cứu đã tìm thấy nấm trong tất cả 35 loại mẫu mô ung thư được đánh giá.

'Một số khối u hoàn toàn không có nấm, và một số có rất nhiều nấm'. đồng tác giả nghiên cứu, ông Ravid Straussman, một nhà sinh học ung thư tại Viện Khoa học Weizmann ở Rehovot, Israel, nói với trang tin STATnews. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng lưu ý rằng ở các khối u chứa nấm thì số lượng nấm cũng chỉ ở mức thấp.

Dựa trên số lượng DNA nấm mà nhóm phát hiện được, Straussman ước tính rằng một số khối u sẽ có tỉ lệ 1 tế bào nấm/1.000-10.000 tế bào ung thư. Nếu biết rằng một khối u nhỏ cũng chứa tới hàng tỉ tế bào ung thư, chúng ta sẽ thấy rằng nấm có khả năng 'gây ảnh hưởng lớn đến sinh học ung thư', ông Ravid Straussman cho biết.

Straussman và nhóm của ông phát hiện ra rằng mỗi loại ung thư có xu hướng gắn với một số loại nấm riêng. Chúng bao gồm cả các loại nấm thường vô hại vẫn sinh sống trong cơ thể người, và một số có thể gây bệnh, như nhiễm trùng nấm men. Ở chiều ngược lại, các loại nấm này cũng thường tồn tại cùng một số loại vi khuẩn cụ thể trong khối u.

Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa biết những vi khuẩn này tương tác với khối u như thế nào, và liệu sự tương tác của chúng có giúp thúc đẩy sự lây lan của bệnh ung thư hay không.

Ở nghiên cứu thứ hai, các nhà khoa học nằm dưới sự dẫn dắt của chuyên gia nghiên cứu miễn dịch Iliyan Iliev tại Trường y Weill Cornell (Mỹ) phát hiện ra điều tương tự như nghiên cứu đầu tiên, nhưng tập trung đặc biệt vào các khối u đường tiêu hóa, phổi và vú. Họ thấy rằng khối u ung thư đường tiêu hóa thường có nấm Candida, trong khi u ung thư phổi có nấm Blastomyces và u ung thư vú có nấm Malassezia.

Cả hai nhóm nghiên cứu đều tìm thấy những dấu vết cho thấy sự phát triển của một số loại nấm có thể liên quan đến việc bệnh ung thư trở nặng. Ví dụ, nhóm của Straussman phát hiện ra rằng bệnh nhân ung thư vú xuất hiện nấm Malassezia trong khối u sẽ có tỉ lệ sống sót kém hơn những bệnh nhân với khối u không nấm.

Nhóm thứ hai phát hiện ra rằng những bệnh nhân có lượng nấm Candida tương đối cao trong các khối u đường tiêu hóa cũng chứng kiến hoạt động gene gia tăng, liên quan đến hiện tượng viêm nhiễm lan tràn, làm ung thư phát triển và giảm tỉ lệ sống sót của bệnh nhân.

Bất chấp những phát hiện ban đầu này, cả hai nghiên cứu đều không khẳng định chắc chắn liệu nấm có thực sự là nguyên nhân gây ra những hậu quả tồi tệ nêu trên hay không, hay bệnh ung thư chỉ đơn giản là tạo ra một môi trường tốt giúp nấm có thể dễ dàng phát triển.

Các nghiên cứu cũng không giải quyết được câu hỏi liệu nấm có góp phần thúc đẩy sự phát triển của ung thư và đẩy các tế bào khỏe mạnh trở thành ung thư hay không.

Straussman nói với STAT rằng những nghiên cứu ban đầu này chỉ đóng vai trò là bàn đạp cho các nghiên cứu trong tương lai về các cộng đồng vi khuẩn có liên quan đến bệnh ung thư.



Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị khoa học ‘Xu hướng mới trong điều trị bệnh tim mạch năm 2025’

Trong hai ngày 9 và 10-5, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD) tổ chức hội nghị khoa học thường niên về tim mạch với chủ đề “Xu hướng mới trong điều trị bệnh tim mạch năm 2025” (NTCC 2025).

Hội nghị khoa học ‘Xu hướng mới trong điều trị bệnh tim mạch năm 2025’

ShopeeFood ra mắt 2 tính năng mới

ShopeeFood vừa ra mắt 2 tính năng “Ăn ngon rẻ, ShopeeFood bao” và “ShopeeFood trùm deal” với mong muốn nâng cao trải nghiệm người dùng khi đặt món, mang đến sự mới mẻ và tiện lợi hơn.

ShopeeFood ra mắt 2 tính năng mới

San Hà hợp tác Response Group International (Úc) đào tạo nghề chế biến thịt

San Hà (Việt Nam) và Response Group International (Úc) đã hợp tác đào tạo nghề chế biến thịt thông qua chương trình Australian Meat School.

San Hà hợp tác Response Group International (Úc) đào tạo nghề chế biến thịt

Điểm tin 8h: Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid; Sức ép ngừng bắn với Nga

Điểm tin cùng bạn 8h ngày 12-5-2025: Du lịch hè cẩn thận đặt 4 sao, đến nơi khách sạn không ra sao; 'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu; Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian…

Điểm tin 8h: Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid; Sức ép ngừng bắn với Nga

Điểm tin 18h: Rầm rộ bán hàng trên máy bay; 'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 11-5-2025

Điểm tin 18h: Rầm rộ bán hàng trên máy bay; 'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Điểm tin 8h: Hàn Quốc lại khủng hoảng giáo dục y khoa; Taliban bắt 14 người vì dám hát hò

Điểm tin 8h ngày 11-5: Đại sứ quán VN tại Ấn Độ và Pakistan khuyến cáo công dân; Tin mẹo dân gian, nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ; Taliban bắt 14 người vì dám hát hò; Thương mại TQ vẫn tăng...

Điểm tin 8h: Hàn Quốc lại khủng hoảng giáo dục y khoa; Taliban bắt 14 người vì dám hát hò
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar