24/08/2024 12:47 GMT+7

Phát hiện đài thiên văn có từ thế kỷ 6 trước Công nguyên

Đài thiên văn tại đền Buto thuộc di chỉ khảo cổ Tell El-Faraeen ở Ai Cập được cho là một trong những đài quan sát đầu tiên trên thế giới.

Phát hiện đài thiên văn cổ tại Ai Cập - Ảnh 1.

Hiện vật được tìm thấy tại di chỉ khảo cổ Tell El-Faraeen - Ảnh: ahram.org.eg

Ngày 23-8, Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết một đài quan sát thiên văn có niên đại từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên đã được phát hiện tại tỉnh Kafr El-Sheikh, ở vùng Đồng bằng sông Nile thuộc miền Bắc nước này.

Tuyên bố nêu đài thiên văn tại đền Buto thuộc di chỉ khảo cổ Tell El-Faraeen ở tỉnh Kafr El-Sheikh được đánh giá là một trong những đài quan sát đầu tiên và lớn nhất cùng loại.

Đài quan sát được xây dựng từ gạch bùn này đóng vai trò quan trọng trong việc quan sát và ghi lại các hiện tượng thiên văn, cũng như chuyển động của Mặt trời và các ngôi sao.

Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật tối cao Ai Cập (SCA), ông Mohamed Ismail Khaled, nêu rõ khám phá này càng khẳng định thêm những kiến thức thiên văn sâu sắc của người Ai Cập cổ đại, bao gồm khả năng xác định lịch Mặt trời và các ngày tôn giáo và nông nghiệp quan trọng.

Ông cho biết thêm cấu trúc này cũng cung cấp cái nhìn sâu sắc về các kỹ thuật tinh vi mà người Ai Cập cổ đại sử dụng thông qua các công cụ đơn giản.

Trong số những phát hiện quan trọng, có một chiếc đồng hồ Mặt trời bằng đá nghiêng hiếm có - một công cụ nổi bật để đo thời gian vào thời cổ đại - và tàn tích của một tòa nhà gạch bùn lớn, được cho là lớn nhất cùng loại từ thời đại đó.

Đài quan sát là một công trình rộng lớn với một sảnh trung tâm hình chữ L, một bức tường gạch bùn lớn giống với lối vào tháp biểu tượng của các ngôi đền Ai Cập cổ đại và một số phòng chứa đồ.

Người đứng đầu Bộ phận cổ vật Ai Cập tại SCA, ông Ayman Ashmawy, cho biết phái đoàn khảo cổ cũng đã phát hiện ra một số hiện vật, bao gồm một bức tượng từ Vương triều thứ 26, dụng cụ đo thiên văn (merkhet) và nhiều đồ vật tôn giáo cùng đồ gốm dùng trong đời sống hằng ngày và các nghi lễ.

Theo ông, phát hiện này cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về các hoạt động khoa học và tôn giáo của người Ai Cập cổ đại.

Phát hiện đài thiên văn cổ tại Ai Cập - Ảnh 2.

Hiện vật được tìm thấy tại di chỉ khảo cổ Tell El-Faraeen - Ảnh: ahram.org.eg

Phát hiện đài thiên văn cổ tại Ai Cập - Ảnh 3.

Hiện vật được tìm thấy tại di chỉ khảo cổ Tell El-Faraeen - Ảnh: ahram.org.eg

Phát hiện đài thiên văn cổ tại Ai Cập - Ảnh 4.

Hiện vật được tìm thấy tại di chỉ khảo cổ Tell El-Faraeen - Ảnh: ahram.org.eg

Phát hiện đài thiên văn cổ tại Ai Cập - Ảnh 5.

Hiện vật được tìm thấy tại di chỉ khảo cổ Tell El-Faraeen - Ảnh: ahram.org.eg

Ai Cập mở cửa trở lại kim tự tháp cổ nhất thế giới sau 14 năm trùng tu

Kim tự tháp bậc thang Djoser nằm ở khu vực khảo cổ Saqqara, phía nam thủ đô Cairo, được xây dựng 4.700 năm trước dưới thời Pharaoh Djoser, được mở cửa lại vào ngày 5-3.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar