02/10/2024 17:44 GMT+7

Phát hiện 1.319 tấn thịt nhiễm Salmonella trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

Sau hơn 4 tháng siết chặt quy định nhập khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát hiện 55 lô hàng (1.319 tấn thịt) nhiễm Salmonella trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Phát hiện 1.319 tấn thịt nhiễm Salmonella trước khi nhập khẩu vào Việt Nam - Ảnh 1.

Nếu không xét nghiệm Salmonella, đã có một lượng lớn (trên 1.319 tấn) thịt động vật bị nhiễm Salmonella được nhập khẩu vào Việt Nam - Ảnh minh họa

Ngày 2-10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết sau hơn 4 tháng siết chặt quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, bộ đã phát hiện 55 lô hàng nhiễm Salmonella trong tổng số 6.679 lô thịt nhập khẩu được lấy mẫu xét nghiệm Salmonella.

Dù chỉ chiếm 1% tổng số lô hàng nhưng nếu không xét nghiệm Salmonella, đã có một lượng lớn (trên 1.319 tấn) thịt động vật bị nhiễm Salmonella được nhập khẩu vào Việt Nam, nguy cơ rất cao gây ra dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam.

Đây là kết quả triển khai thông tư số 04-2024 của bộ sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn có hiệu lực từ ngày 16-5 (gọi tắt thông tư 04-2024)

Liên quan đến băn khoăn việc thông tư 04-2024 gây khó dễ cho việc nhập khẩu thịt vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết Cục Thú y đã có các cuộc họp trao đổi với tham tán nông nghiệp và cán bộ của đại sứ quán các nước Úc, New Zealand, Anh, Canada. Các nước này đều khẳng định không có vấn đề gì lớn.

Tuy nhiên, một số tham tán nông nghiệp các nước Mỹ, Úc, Brazil, Singapore, Pháp, Hàn Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Argentina, Đan Mạch, Hà Lan… bày tỏ quan ngại về ban hành thông tư số 04 gây khó cho việc nhập khẩu thịt của các nước và đề nghị trao đổi, làm rõ quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

Trước đề nghị này, ngày 27-6, Văn phòng SPS Việt Nam đã tổ chức cuộc họp với phía Mỹ tại trụ sở WTO, đồng thời mời cục trưởng Cục Thú y, Vụ Hợp tác quốc tế (dự họp trực tuyến) để trao đổi, giải đáp các thắc mắc phía Mỹ kiến nghị. Cục Thú y khẳng định việc ban hành thông tư đã tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế và không gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong thời gian vừa qua.

Trong vòng 1 tháng sau khi thông tư có hiệu lực (16-5 đến 15-6), các nước xuất khẩu vào Việt Nam gần 60.000 tấn thịt và sản phẩm thịt, tương đương so với cùng kỳ năm 2023 và tương đương so với tháng 4-2024.

Như vậy đến nay, việc triển khai thông tư số 04-2024 không làm ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm động vật từ các nước xuất khẩu vào Việt Nam.

Trong 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu trên 450.000 tấn thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, Ấn Độ là nước xuất khẩu sản phẩm thịt (thịt và phụ phẩm ăn được của trâu) lớn nhất vào Việt Nam với số lượng trên 102.000 tấn. Tiếp đến là Mỹ với số lượng trên 53.000 tấn. Nga là nước đứng thứ 3, với trên 47.000 tấn.

Trước khi thông tư 04-2024 được ban hành và có hiệu lực, các hiệp hội chăn nuôi trong nước gửi Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội và 7 bộ có liên quan về kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu, tương đồng với quy định đối với kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật chăn nuôi trong nước, bảo vệ sức khỏe động vật, người tiêu dùng.

Tập đoàn CJ tại Việt Nam cũng kiến nghị Thủ tướng tiếp tục quan tâm sâu sát và chỉ đạo các cơ quan liên quan sử dụng nhiều biện pháp ngăn chặn, nhằm giảm thiểu tối đa việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi vào Việt Nam và ban hành hàng rào kỹ thuật trong tự vệ thương mại, hạn chế nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm và chăn nuôi không mong muốn nhập vào Việt Nam.

Các quốc gia kiểm soát Salmonella thế nào?

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định của các nước khi Việt Nam xuất khẩu thịt, trứng, sữa là rất khắt khe.

- Quy định của EU về các chỉ tiêu Salmonella, E.coli, theo đó EU quy định không được có Salmonella spp trong 25g thịt; E.coli tổng số không vượt quá 102 đến 5.102 tùy loại sản phẩm.

- Anh yêu cầu Việt Nam phải có chương trình quốc gia giám sát Salmonella spp đối với các sản phẩm gà chế biến đang được đàm phán xuất khẩu sang nước này.

- Hàn Quốc cũng có yêu cầu tương tự về kiểm soát Salmonella spp.

- Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), Liên bang Nga và các nước Liên minh Á - Âu đã yêu cầu Việt Nam phải tổ chức kiểm soát Salmonella spp khi đàm phán, xuất khẩu thịt gà chế biến chín sang thị trường các nước này.

- Trung Quốc yêu cầu phải tổ chức giám sát, xét nghiệm chỉ tiêu Salmonella spp khi xuất khẩu sữa sang thị trường nước này.

- Singapore quy định không có Serotype chủng gây bệnh của Salmonella (Enteritidis; Pullorum…) trong 25g và không có Serotype chủng gây bệnh của E.coli nhóm O (như O157) trong 25g thịt bò.

Làm gì để phòng ngừa nhiễm khuẩn Salmonella?

Vi khuẩn Salmonella thường thấy trong các loại thực phẩm bẩn, thực phẩm càng bẩn vi khuẩn này càng nhiều và mức độ ngộ độc càng cao.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi ông Trump thông báo đạt thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Vào khoảng 23h tối 2-7 (giờ Việt Nam), kênh CNBC cập nhật: Chỉ số S&P 500 tại thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi Tổng thống Trump thông báo Mỹ đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi ông Trump thông báo đạt thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Bán thuốc online phải công khai chứng chỉ hành nghề, số điện thoại người tư vấn

Trên các ứng dụng hay nền tảng thương mại điện tử, các cơ sở kinh doanh dược phải đăng tải đầy đủ thông tin về giấy chứng nhận kinh doanh cũng như thông tin về thuốc, chứng chỉ hành nghề dược của người chịu trách nhiệm chuyên môn.

Bán thuốc online phải công khai chứng chỉ hành nghề, số điện thoại người tư vấn

Lợi nhuận ‘vênh’ tiền tỉ sau kiểm toán: Góc khuất chất lượng kế toán hay cố tình gian dối?

Thời gian gần đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước liên tục xử phạt các doanh nghiệp niêm yết do công bố báo cáo tài chính tự lập có sai lệch đáng kể so với báo cáo kiểm toán.

Lợi nhuận ‘vênh’ tiền tỉ sau kiểm toán: Góc khuất chất lượng kế toán hay cố tình gian dối?

Dự kiến tháng 10 có nghị quyết nâng mức giảm trừ gia cảnh

Dự kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét thông qua nghị quyết về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, tại phiên họp diễn ra vào tháng 10 tới.

Dự kiến tháng 10 có nghị quyết nâng mức giảm trừ gia cảnh

Doanh nghiệp Trung Quốc áp đảo tại triển lãm ngành cơ khí

Triển lãm quốc tế lần thứ 21 về Cơ khí chính xác và Sản xuất chế tạo 2025 quy tụ gần 500 nhà trưng bày đến từ hơn 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, đây được đánh giá là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thêm công nghệ mới.

Doanh nghiệp Trung Quốc áp đảo tại triển lãm ngành cơ khí

Đà Nẵng lập ban trù bị điều hành Trung tâm tài chính quốc tế, cử cán bộ qua Singapore đào tạo

Chiều 2-7, UBND TP Đà Nẵng cho biết đã thành lập ban trù bị điều hành Trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng, xúc tiến các thủ tục cử cán bộ qua Singapore đào tạo.

Đà Nẵng lập ban trù bị điều hành Trung tâm tài chính quốc tế, cử cán bộ qua Singapore đào tạo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar