16/03/2024 14:29 GMT+7

Pháp thông qua dự luật trừng phạt ‘thời trang ăn liền’

Cuộc chiến pháp lý chống lại “thời trang ăn liền” tại châu Âu có thêm bước tiến mới khi Hạ viện Pháp vừa thông qua dự luật tăng mạnh phí môi trường.

Công nhân sản xuất quần áo tại một nhà máy may cung cấp cho hãng thời trang Shein ở tỉnh Quảng Đông, phía nam Trung Quốc, vào tháng 7-2022 - Ảnh: AFP

Công nhân sản xuất quần áo tại một nhà máy may cung cấp cho hãng thời trang Shein ở tỉnh Quảng Đông, phía nam Trung Quốc, vào tháng 7-2022 - Ảnh: AFP

Hạ viện Pháp hôm 14-3 đã thông qua dự luật trừng phạt các sản phẩm thời trang nhanh hay còn gọi là “thời trang ăn liền”, nhằm giảm thiểu tác động của chúng đối với môi trường.

Theo đó, dự luật kêu gọi tăng phí môi trường lên tới 10 euro (10 USD) cho mỗi sản phẩm vào năm 2030, đồng thời cấm nhà sản xuất quảng cáo những sản phẩm này.

Dự luật sẽ được chuyển tới Thượng viện Pháp để cơ quan này tiếp tục xem xét và bỏ phiếu.

Nếu nó trở thành luật chính thức, những thương hiệu thời trang nhanh như Shein, Temu (Trung Quốc) và Boohoo (Anh) sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.

Nội dung dự luật nêu rõ: “Sự phát triển của ngành may mặc theo hướng phù du, kết hợp với số lượng (hàng hóa) tăng và giá cả thấp, tạo ra hành vi mua hàng ngẫu hứng và nhu cầu đổi mới liên tục gây ảnh hưởng đến thói quen mua hàng của người tiêu dùng”.

“Điều này đi kèm với hậu quả về môi trường xã hội và kinh tế”, dự luật nhấn mạnh.

Ông Christophe Béchu, bộ trưởng Bộ Môi trường Pháp, đã mô tả dự luật là một “bước tiến lớn” trên mạng xã hội X. “Một bước tiến đã được thực hiện để giảm thiểu tác động của ngành dệt may”, ông viết.

Dự luật ra đời trong bối cảnh Bộ Môi trường Pháp thông báo họ sẽ đề xuất lệnh cấm xuất khẩu quần áo đã qua sử dụng trên toàn lãnh thổ của Liên minh châu Âu (EU), nhằm giải quyết vấn đề rác thải dệt may ngày càng trầm trọng.

Năm ngoái, Pháp đã thực hiện một chiến dịch đặc biệt nhằm khuyến khích người dân sửa và sử dụng lại quần áo, giày dép cũ thay vì vứt đi.

Chính phủ Pháp cam kết chi 154 triệu euro (168 triệu USD) cho sáng kiến này, họ thưởng cho người tiêu dùng số tiền lên tới 25 euro (27,20 USD) với mỗi sản phẩm may mặc mà họ đã sửa chữa.

Refashion, tổ chức phi lợi nhuận thực hiện kế hoạch nói trên, cho biết có 3,3 tỉ mặt hàng quần áo, đồ gia dụng làm từ vải lanh và giày dép được bán ra trên toàn nước Pháp vào năm 2022.

Trong khi đó, Bộ Sinh thái Pháp thống kê người dân nước này vứt đi 700.000 tấn rác thải may mặc trong thời gian cùng năm.

Theo báo cáo của Công ty tư vấn McKinsey, ngành thời trang chiếm từ 3 - 5% lượng khí thải carbon trên toàn cầu trong số những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất thế giới.

Ngoài ra, khoảng một nửa số sợi nhân tạo do ngành công nghiệp này sản xuất thuộc dạng polyester gốc dầu, một loại nhiên liệu hóa thạch không thể tái tạo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Indonesia đốt hàng triệu USD quần áo cũ để bảo vệ ngành may mặc

Chính quyền Indonesia đã tiêu hủy hàng nghìn kiện quần áo cũ nhập khẩu giá rẻ để bảo vệ các nhà sản xuất và doanh nghiệp địa phương trong ngành may mặc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Chuyến công du của Thủ tướng sẽ đề ra biện pháp cụ thể để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Malaysia - Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này và Ukraine vừa trao đổi 270 binh sĩ và 120 dân thường mỗi bên.

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur từ ngày 24 đến 28-5.

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar