22/01/2019 12:11 GMT+7

Pháp phạt Google 57 triệu USD vì vi phạm luật bảo vệ dữ liệu người dùng

ĐỖ DƯƠNG
ĐỖ DƯƠNG

TTO - Kể từ sau khi luật bảo vệ dữ liệu người dùng có hiệu lực từ tháng 5-2018, Pháp là quốc gia đầu tiên vừa chính thức vận dụng luật này để tuyên phạt Google 57 triệu USD.

Pháp phạt Google 57 triệu USD vì vi phạm luật bảo vệ dữ liệu người dùng - Ảnh 1.

Một sự kiện của Google - Ảnh: AP

Theo hãng tin Quartz, cơ quan bảo vệ quyền riêng tư của dữ liệu người dùng của Pháp, gọi tắt là CNIL, ngày 21-1 tuyên án phạt 50 triệu euro (56,8 triệu USD) với đại gia công nghệ Mỹ vì vi phạm luật bảo vệ dữ liệu chung (General Data Protection Regulation - GDPR) mới của EU.

GDPR là luật được xây dựng nhằm bảo vệ các quyền riêng tư và ẩn danh của người dùng trong các dữ liệu họ chia sẻ với doanh nghiệp. Luật này có hiệu lực tại EU từ tháng 5-2018 và Google là công ty đầu tiên bị phạt.

Mặc dù Google là công ty của Mỹ, tuy nhiên theo GDPR, bất cứ doanh nghiệp nào thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng sống tại Liên minh châu Âu (EU) đều phải tuân thủ luật này, nếu không sẽ bị phạt tài chính rất nặng.

Theo thông cáo của CNIL, Google đã vi phạm GDPR ở chỗ "thiếu sự minh bạch, thông tin không đầy đủ và thiếu sự đồng thuận hợp lệ liên quan tới hoạt động cá nhân hóa nội dung quảng cáo".

Ngoài ra CNIL cũng cho rằng Google đã gây khó khăn cho người dùng trong việc tiếp cận thông tin về quá trình xử lý dữ liệu cá nhân họ thu thập được, cũng như cách thức họ sử dụng các thông tin này cho những quảng cáo được cá nhân hóa bằng cách tạo ra quá nhiều bước thao thác phức tạp (có khi lên tới 5 hoặc 6 bước).

Cũng theo CNIL, mặc dù người dùng được thông báo là họ có quyền chọn cách thiết lập những quảng cáo được cá nhân hóa, tuy nhiên Google lại đặt ra những cách khiến người dùng rất khó tìm ra những lựa chọn thiết lập này.

Bên cạnh đó Google cũng sử dụng sẵn những ô đánh dấu sẵn, mặc định đồng ý với người dùng, trong khi đáng lý họ phải nêu câu hỏi rõ ràng để người dùng quyết định có nên chấp nhận chia sẻ dữ liệu với công ty hay không.

Từ tháng 5-2018, ngay sau khi luật GDPR chính thức có hiệu lực, đã có hai đơn khởi kiện Google. Án phạt vừa tuyên liên quan tới những vụ kiện này. Một trong hai đơn kiện là của nhà hoạt động bảo vệ quyền cá nhân người Áo, ông Max Schrems, người đứng đầu tổ chức phi lợi nhuận None of Your Business (NOYB). Ông Max Schrems cũng đã khởi kiện tương tự với Facebook.

TTO - Nhà chức trách Úc đang điều tra các cáo buộc cho rằng Google thu thập dữ liệu trái phép từ hàng triệu người dùng smartphone Android và làm tăng cước phí truy cập mạng của họ.

ĐỖ DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Đoạn video xúc động về cựu binh Thế chiến 2 hát tưởng nhớ người bạn gây sốt mạng xã hội Mỹ, nhưng đây thực chất lại chỉ là sản phẩm dàn dựng bằng công nghệ AI tinh vi.

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Ông Trump ký luật cấm đăng ảnh nóng 'trả thù tình'

Ông Trump vừa ký ban hành luật hình sự hóa hành vi đăng ảnh nóng để trả thù tình lên mạng, bất kể ảnh thật hay do AI tạo ra, chính thức đưa hành vi này thành tội liên bang tại Mỹ.

Ông Trump ký luật cấm đăng ảnh nóng 'trả thù tình'

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Saudi Arabia mở phòng khám bác sĩ AI đầu tiên trên thế giới

Trong một bước tiến gây chú ý của ngành y tế toàn cầu, phòng khám ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới vừa chính thức đi vào hoạt động tại tỉnh Al-Ahsa, phía đông Saudi Arabia.

Saudi Arabia mở phòng khám bác sĩ AI đầu tiên trên thế giới

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar