15/12/2018 14:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Pháp dạy học trò phân biệt tin giả trên mạng

LÊ THANH HẢI (Theo New York Times)
LÊ THANH HẢI (Theo New York Times)

TTO - Bộ Văn hóa Pháp đã tăng gấp đôi ngân sách hàng năm cho các khóa học chống tin giả, trong khi Bộ Giáo dục bổ sung nội dung chống tin giả vào chương trình dạy quốc gia cho học sinh trung học.

Pháp dạy học trò phân biệt tin giả trên mạng - Ảnh 1.

Nhà báo Sandra Laffont trong buổi hội thảo tại trường Henri Barbusse - Ảnh: New York Times

Trong một phòng học của Trường Henri Barbusse gần Lyon, Pháp, nhóm học sinh lớp 9 chăm chú nhìn lên bảng. Trên đó có năm dòng tweet viết từ mạng xã hội Twitter. Nhiệm vụ của các em là giải mã xem chúng đáng tin hay đáng ngờ.

Các học sinh nhanh chóng tập trung vào một dòng tweet của chính trị gia cực hữu Marine Le Pen, liên quan đến vụ một thiếu niên có lời lẽ đe dọa giáo viên.

Giúp học sinh phân biệt tin giả

Một học sinh cho rằng bài viết của bà Le Pen là có thể tin được vì tài khoản của bà đã được Twitter xác minh. Nhưng cô bé Samia Houbiri, 15 tuổi, thì cho rằng bà Le Pen chỉ đơn giản là muốn được chú ý.

"Bà ấy chọn một chủ đề, phóng đại mọi thứ, và rồi mọi người sẽ nói Bà ấy nói đúng, tôi nên bầu cho bà ấy", cô bé Houbiri nêu quan điểm.

Đứng trước lớp, nhà báo Sandra Laffont gật đầu đồng ý: "Đôi khi các chính trị gia có thể phóng đại thực tế vì mục tiêu của họ là thuyết phục mọi người rằng ý tưởng của họ là đúng".

Lớp học này là một phần trong thử nghiệm mới của chính phủ Pháp nhằm hợp tác với giới nhà báo và nhà giáo dục để chống trên mạng.

Bà Laffont - nhà báo của hãng Agence France-Presse ở Lyon, đã đồng sáng lập một tổ chức có tên Entre Les Lignes vào năm 2010. Nhóm này dạy học sinh hiểu về báo chí nhưng đã đưa cả nội dung "thông tin sai lệch trên internet và phương tiện truyền thông xã hội" vào chương trình.

Chính phủ xem chương trình của bà Laffont như một mô hình mẫu và kể từ năm 2017 đến nay đã cấp hàng chục ngàn euro mỗi năm để giúp nó phát triển. Hiện có 155 nhà báo tình nguyện tham gia và nhóm này đã tổ chức khoảng 500 buổi hội thảo với học sinh trong năm nay.

Laffont luôn làm cho bài học của mình đơn giản, kết hợp Twitter và YouTube. Bà cũng giải thích những điều cơ bản về cách các nhà báo thu thập và xác nhận sự thật, cũng như giúp các em có tư duy phản biện hơn đối với những gì các em nhìn thấy trên mạng.

"Chúng tôi nhận ra rằng phải quay trở lại các nguyên tắc cơ bản trước khi đề cập đến những tin tức giả mạo và thuyết âm mưu: tin tức là gì, ai tạo ra nó, làm thế nào để bạn kiểm tra các nguồn tin", bà Laffont nói.

Nên có chương trình dạy chống tin giả trong trường?

Pháp dạy học trò phân biệt tin giả trên mạng - Ảnh 2.

"Sàng lọc thông tin là vai trò của các em", nhà báo Laffont nhắc nhở học sinh - Ảnh: New York Times

Kể từ năm 2015, chính phủ Pháp đã tăng tài trợ cho các khóa học về những khía cạnh tiêu cực trên mạng. Khoảng 30.000 giáo viên và các chuyên gia giáo dục được chính phủ tập huấn về chủ đề này mỗi năm.

Ở một số nơi, chính quyền địa phương yêu cầu thanh niên phải hoàn thành khóa học "xóa mù" internet mới được nhận trợ cấp phúc lợi, chẳng hạn như trợ cấp hàng tháng.

Bộ Văn hóa Pháp đã tăng gấp đôi ngân sách hàng năm cho các khóa học này lên 6 triệu Euro (khoảng 6,8 triệu USD) còn Bộ Giáo dục đang bổ sung một khóa học tự chọn về internet và các phương tiện truyền thông vào chương trình giảng dạy quốc gia cho học sinh trung học.

Một số nhà giáo dục đang kêu gọi biến các khóa học này thành bắt buộc, giống như môn lịch sử và toán học.

Bên ngoài nước Pháp, các chương trình "xóa mù" internet cũng đang phát triển, nhưng phần lớn là do các hội nhóm điều hành, chẳng hạn như Dự án xóa mù tin tức ở Mỹ được tài trợ bởi các quỹ và công ty như Facebook và Google.

Các quan chức của Liên minh châu Âu mới đây cũng kêu gọi các quốc gia thành viên trong khối này hãy mở rộng các chương trình giáo dục nhằm chống lại thông tin sai lệch và can thiệp vào bầu cử.

Một nhóm nữ sinh, trong đó có cô bé Houbiri, cho biết các em chủ yếu nhận được tin tức từ Snapchat và YouTube. "Chúng em không biết đủ về cách nhà báo làm việc, tin tức giả được tạo ra như thế nào, hay tại sao những thứ đó lại xuất hiện trong các phương tiện truyền thông xã hội của chúng em. Trường học có thể là nơi chúng em nhận thức rõ hơn về tất cả những điều này", cô bé nói.

TTO - Nhằm ứng phó với nạn tin giả ngày càng lan rộng và phức tạp, mạng xã hội Facebook vừa công bố sẽ cung cấp kênh tin tức mới với nguồn tin chọn lọc và được địa phương hóa.

LÊ THANH HẢI (Theo New York Times)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nam sinh lớp 6 trong lúc cùng bạn ra bờ sông chơi không may bị đuối nước, lực lượng chức năng cùng gia đình tìm kiếm hơn một ngày qua.

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Nhiều trường học ở Ninh Thuận bị yêu cầu dừng tổ chức tham quan, du lịch ngoài tỉnh sau khi kết thúc năm học 2024-2025 do chỉ đạo của tỉnh.

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu môn toán ít nhất phải đạt 8 điểm mới được học vi mạch bán dẫn, điều này có thật sự cần thiết?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Ông Trần Phong, chủ tịch UBND tỉnh, vừa có chỉ đạo liên quan vụ bữa ăn bán trú của học sinh mầm non và tiểu học công lập phải nộp thuế 2 lần.

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Đi họp phụ huynh cuối năm, phụ huynh ngỡ ngàng khi được con và các bạn mời vào 'rạp phim mini' và đón nhận từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar