02/05/2018 18:43 GMT+7

Pháp bắt tay Úc chống 'bá quyền' ở châu Á - Thái Bình Dương

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh rằng Úc, cùng với Ấn Độ, là những quốc gia có trách nhiệm bảo vệ khu vực trước "bá quyền", ám chỉ sự trỗi dậy của Trung Quốc tại châu Á - Thái Bình Dương.

Pháp bắt tay Úc chống bá quyền ở châu Á - Thái Bình Dương - Ảnh 1.

Tổng thống Pháp Macron (thứ hai từ trái sang) và Thủ tướng Úc Turnbull (áo xanh) tham quan tàu ngầm Canberra của Hải quân Úc ngày 2-5 - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Pháp đang có chuyến thăm tới Úc, quốc gia đang chứng kiến những ảnh hưởng ngày càng lan rộng của Trung Quốc và bị giằng xé giữa đồng minh an ninh với lợi ích kinh tế.

"Sự trỗi dậy của Trung Quốc là điều tốt cho tất cả mọi người", ông Macron phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng chủ nhà Malcolm Turnbull ngày 2-5.

"Điều đó tốt cho bản thân Trung Quốc trước, tốt cho tầng lớp trung lưu của họ và tốt cho sự tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, điều quan trọng là sự trỗi dậy đó phải giữ nguyên trạng các bước phát triển dựa trên luật lệ của khu vực, không làm tổn hại tới cân bằng trong khu vực", nhà lãnh đạo Pháp khẳng định.

Trong khái niệm như vậy thì tốt nhất không nên có thêm bất kỳ quốc gia bá quyền nào

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ám chỉ sự trỗi dậy của Trung Quốc

Dù là một quốc gia châu Âu, Pháp lại có khá nhiều hòn đảo trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo hãng thông tấn AFP.

Thủ tướng Turnbull, người gọi Pháp là một "cường quốc Thái Bình Dương", nhấn mạnh ông hoan nghênh sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc và các khoản đầu tư của Bắc Kinh, khẳng định tầm quan trọng của việc tất cả các bên cùng nhau phối hợp trong khu vực.

"Nước Úc chào đón nhiều hơn các khoản đầu tư của Trung Quốc vào khu vực, dang tay đón chờ những lợi ích từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhưng nước Úc vẫn giữ cam kết về một trật tự thế giới dựa trên luật pháp, một nền quản trị tốt", ông Turnbull nhắc lại.

Nhà lãnh đạo Úc cho rằng một luật lệ "nơi mà cá lớn không nuốt cá bé, cá bé không nuốt tôm tép" là luật lệ mà châu Á - Thái Bình Dương cần.

Hải quân Úc phô diễn sức mạnh trên biển - Nguồn: YOUTUBE

Trong khi nước Úc hoan nghênh sự mở rộng ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc, nước láng giềng New Zealand đã bày tỏ sự quan ngại trước các động thái từ Bắc Kinh. Hồi tháng trước, một thông tin nói Trung Quốc dự định mở căn cứ quân sự ở đảo quốc Vanuatu đã khiến các chính quyền và truyền thông châu Đại dương như ngồi trên đống lửa.

Bắc Kinh sau đó phủ nhận thông tin trên khiến một số nhà quan sát cho rằng đó là động thái nhằm xem thử phản ứng của các nước nếu Trung Quốc thật sự muốn hiện diện quân sự tại khu vực.

Chuyến đi của ông Macron tới Úc là chuyến công du thứ hai trong lịch sử của một đương kim tổng thống Pháp tới xứ sở chuột túi. Hai nhà lãnh đạo đã ký nhiều thỏa thuận bao gồm thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng dựa trên một hợp đồng cung cấp tàu ngầm trị giá 37 tỉ USD từ cuối năm 2016.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Chuyến công du của Thủ tướng sẽ đề ra biện pháp cụ thể để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Malaysia - Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này và Ukraine vừa trao đổi 270 binh sĩ và 120 dân thường mỗi bên.

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur từ ngày 24 đến 28-5.

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar