27/11/2016 16:39 GMT+7

Phần thưởng cho nữ trung tá truy nã tội phạm

THÁI BÁ DŨNG (dungtb@tuoitre.com.vn)
THÁI BÁ DŨNG ([email protected])

TTO - Ở Công an tỉnh Đắk Lắk có một nữ trung tá chuyên truy lùng các đối tượng có lệnh truy nã.

Nữ trung tá Trần Thị Kim Thanh - khắc tinh của các đối tượng có án truy nã - Ảnh: B.D.

Đại tá Đoàn Quốc Thư - phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk - kể về cấp dưới của mình: “Bà ấy là người khá đặc biệt và hiếm hoi. Tôi chưa nghe bả than khổ hay kể lể bao giờ”.

“Vì tôi tin chị”

Theo ông Thư, hiện Đắk Lắk mỗi năm tiếp nhận và phát lệnh truy nã nhiều đối tượng, tất cả công việc nặng nhọc và đầy hiểm nguy này được giao về cho Phòng cảnh sát truy nã tội phạm (PC52).

Ở đây, trung tá Trần Thị Kim Thanh - đội trưởng đội tham mưu tổng hợp - nhiều lần nhận “trát” cùng đồng đội lên đường vây bắt các đối tượng có án truy nã.

Một buổi chiều vào tháng 8-2015, số điện thoại của PC52 reo gấp gáp. Phía đầu dây, một phụ nữ cất tiếng: “Cán bộ cho tôi gặp bà Thanh”.

Bà Thanh cho biết sau cuộc điện thoại đó, bà nhận được nhiều tin nhắn quý giá về một đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà bà cùng đồng đội đang truy đuổi.

Những ngày sau, người này đều đặn nhắn tin “cập nhật” miêu tả kỹ đặc điểm nhận dạng, địa điểm đối tượng đang lẩn trốn, thời gian và giờ giấc xuất hiện.

Miệt mài lần tìm, một ngày đầu tháng 3-2016, các trinh sát PC52 đã lần ra được dấu vết và bắt được đối tượng tại một nhà trọ ở Bình Dương.

Đánh được án, bà Thanh hoàn toàn thất vọng khi cố tìm ra tin tức của người báo tin.

"Số điện thoại nhắn tin cho tôi trong những ngày vây bắt đối tượng cũng đã bị hủy. Cho tới lúc này tôi cũng không biết chị ấy là ai, chỉ nhận được câu trả lời duy nhất của chị ta là: Vì tôi tin chị nên tôi mới báo tin” - bà Thanh kể lại.

Về lý do mình được nhiều nguồn tin tin tưởng, cung cấp thông tin, bà Thanh nói rằng bà làm nghề truy nã nhưng luôn tin ở trong mỗi con người có lòng thiện.

Mỗi lần về làng, đi trinh sát, vây bắt tội phạm, bà đều đối xử chân thành với người bị bắt lẫn người dân. Từ đó nguồn tin của bà đa dạng, nhiều người tìm đến bà để gửi gắm.

Muốn được chị Thanh đón ở cổng

Bà Thanh cho biết bà thấy mãn nguyện với công việc truy nã tội phạm. Bà xuất thân từ lính văn phòng, rồi khi đội truy nã tội phạm được cơ cấu (nằm trong Phòng cảnh sát hình sự), bà được điều về làm lính truy nã với lý do: “Chữ đẹp quá, viết... hồ sơ án thì rất ổn”.

Rồi thấy bà “máu lửa”, chịu đi, chịu săn lùng nên cấp trên giao bà phụ trách đội truy nã từ năm 1992.

Danh sách các đối tượng mà bà Thanh cùng đồng đội vây bắt hàng chục năm qua đủ thứ án: cố ý gây thương tích, giết người, trộm cắp tài sản, lừa đảo, ma túy... Bà Thanh nói rằng có những vụ như duyên nợ, những người bị bà bắt lại nhận bà làm ân nhân.

Bản thân bà cũng thật sự quý mến họ, những người phần lớn là lương thiện nhưng vì một bước sa chân nào đó đã vướng vào vòng lao lý, sống chui lủi và mang một vỏ bọc khác.

Năm 1996-1997, Công an huyện Lắk (Đắk Lắk) phát lệnh truy nã một cặp vợ chồng về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bà Thanh, lúc đó còn là một nữ trinh sát trẻ, được lệnh truy tìm để đưa hai đối tượng này về chịu án.

Bà Thanh nói: “Họ không có án tích, cũng vì mải mê làm ăn mà cấn nợ quá nhiều, đến khi mất khả năng chi trả nên bỏ trốn”.

Bà Thanh kể rằng ngay khi đọc hồ sơ án, biết cặp vợ chồng này đang cùng con trốn ở Hà Nội, bà đã liên lạc với công an địa phương tìm cách đưa đối tượng ra đầu thú nhằm tránh mức án nặng. Nhiều ngày thuyết phục, trấn an, khuyên nhủ, cuối cùng họ chấp nhận theo xe cảnh sát về Đắk Lắk.

Trong những ngày ở tù, chứng kiến cảnh con cái của họ bơ vơ, bà Thanh đã tới nhà chia sẻ, hỗ trợ tiền bạc. Bà trực tiếp vào trại giam thăm nom, động viên, giúp đỡ. Nhờ cải tạo tốt, cả hai vợ chồng đều được ra trại sớm. Ngày đầu tiên ra trại, họ yêu cầu “được thấy chị Thanh đứng đón ở cổng”.

“Đó là phần thưởng của những người làm nghề truy nã” - trung tá Thanh nói. Bà kể rằng nhiều đối tượng sau khi bị bà bắt, thấy bà khuyên nhủ nhẹ nhàng và chân thành đã chấp hành án tốt, nhiều thanh niên chưa vợ còn nhận bà là “mẹ”, “bà cô”.

Có người khi vào cửa tù còn ngoái lại nhắn nhủ với bà: “Lúc nào cháu ra trại sớm, lấy được vợ nhất định cô phải tới dự đám cưới của cháu!”.

Cho tới lúc này, dù đã 50 tuổi, bà Thanh vẫn tiếp tục làm công tác truy nã tội phạm.

Bà nói: “Cũng may là ông xã tôi cũng làm lính hình sự, giống tôi nên ổng thông cảm. Giờ ổng về hưu rồi nên có thời gian lo cho gia đình để tôi rảnh rang đi bắt tội phạm. Hồi ổng còn công tác, ổng làm xa nhà, mỗi lần tôi đi truy nã phải gửi con cho đồng đội trông giúp”.

THÁI BÁ DŨNG ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xử phạt người bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng'

Bà L.T.K. được xác định có hành vi lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, vi phạm trật tự công cộng.

Xử phạt người bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng'

Bị tố sử dụng đất công sai mục đích, doanh nghiệp nói gì?

Một công ty nhà nước được tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) cho thuê đất để làm trụ sở bị phản ánh có hành vi cho bên thứ ba thuê lại mặt bằng để kinh doanh, sử dụng sai mục đích thuê đất, vi phạm hợp đồng và quy định pháp luật.

Bị tố sử dụng đất công sai mục đích, doanh nghiệp nói gì?

Giáo viên nam nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con vào thời gian nghỉ hè có được nghỉ bù không?

* Tôi là giáo viên cấp II, vợ tôi sinh con khi tôi đang nghỉ hè, vậy xin hỏi tôi có được nghỉ bù sau thời gian nghỉ hè không? - Anh Hà Xuân Nhân (Quảng Ngãi)

Giáo viên nam nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con vào thời gian nghỉ hè có được nghỉ bù không?

Bộ Công an: Người dân cần nhanh chóng cập nhật, tìm hiểu các quy định Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Thượng tá Triệu Mạnh Tùng khuyến cáo người dân cần chủ động tìm hiểu quy định pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Việc này giúp người dân nắm rõ quyền của mình và yêu cầu các bên xử lý dữ liệu tuân thủ đúng nghĩa vụ.

Bộ Công an: Người dân cần nhanh chóng cập nhật, tìm hiểu các quy định Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Lập vi bằng, công chứng, chứng thực giao dịch sau ngày 1-7 cần chú ý gì?

Nhiều bạn đọc thắc mắc việc căn cước công dân chưa cập nhật địa chỉ mới có ảnh hưởng đến công chứng, chứng thực hay các giao dịch không?

Lập vi bằng, công chứng, chứng thực giao dịch sau ngày 1-7 cần chú ý gì?

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Thiếu tướng Phan Mạnh Trường cho biết đã khởi tố 33 bị can liên quan vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa.

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar