28/10/2015 10:44 GMT+7

Phân lô đất “vàng” bên bờ sông Hàn

ĐĂNG NAM - HỮU KHÁ
ĐĂNG NAM - HỮU KHÁ

TT - Một khu đất bên bờ sông Hàn, TP Đà Nẵng vốn được quy hoạch làm quỹ đất công cộng, nay đang có nguy cơ bị phân lô để thành đất ở.

Một góc Nhà máy đóng tàu Sông Thu (cũ) nằm trên đường 2-9 TP Đà Nẵng - Ảnh: Hữu Khá

Chính quyền TP Đà Nẵng vừa có công văn gửi Bộ Quốc phòng về việc điều chỉnh quy hoạch, chuyển mục đích và thu hồi đất của Tổng công ty Sông Thu (khu đất Nhà máy đóng tàu Sông Thu (cũ) thuộc Q.Hải Châu, TP Đà Nẵng) theo hướng ủng hộ điều chỉnh từ đất “thương mại - dịch vụ” thành “đất ở đô thị”.

Bù lại, ngân sách Đà Nẵng sẽ có thêm 600 tỉ đồng.

Đồng ý cho phân lô

Với chủ trương quy hoạch lại hai bên bờ sông Hàn theo hướng kéo dài bờ sông, biến các khu đất ven sông thành những quỹ đất công cộng phục vụ nhu cầu sinh hoạt công cộng của người dân, chính quyền TP Đà Nẵng đã di dời toàn bộ Nhà máy đóng tàu Sông Thu (bờ tây sông Hàn, thuộc P.Bình Hiên và P.Bình Thuận, Q.Hải Châu) ra khỏi nội thành.

Sau đó bố trí một khu đất rộng ở P.Thọ Quang (Q.Sơn Trà) để Tổng công ty Sông Thu lập cơ sở mới. Còn khu đất thu hồi được dự kiến làm khu phức hợp thương mại dịch vụ Bình Hiên - Bình Thuận.

Tuy nhiên, theo công văn của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ ký gửi Bộ Quốc phòng mới đây, khu đất rộng gần 75.000m2 thu hồi từ Nhà máy đóng tàu Sông Thu được giao Tổng công ty 319 (đơn vị được Bộ Quốc phòng ủy quyền) điều chỉnh theo hướng chia nhỏ một số phân khu để khai thác.

Công văn còn thể hiện rõ quan điểm “về mục đích sử dụng đất sẽ được điều chỉnh từ đất thương mại dịch vụ sang đất ở đô thị”.

Theo tài liệu mà Tuổi Trẻ có được, hiện khu đất nói trên đã được phân ra nhiều lô nhỏ, trong đó rõ nhất là vệt đất mặt tiền đường 2-9 (các phân khu B2-1 và B2-2) được phân thành 72 lô đất ở.

Xin hỗ trợ 600 tỉ đồng

Theo công văn mà ông Huỳnh Đức Thơ ký gửi Bộ Quốc phòng, phía Đà Nẵng đồng ý để Tổng công ty 319 phân lô một phần khu đất, ngược lại phía Bộ Quốc phòng hỗ trợ TP tối thiểu 600 tỉ đồng.

Bao gồm hoàn trả 100 tỉ đồng tiền mà TP chi ra tạm ứng đền bù cho Tổng công ty Sông Thu trong quá trình di dời nhà máy, hoàn trả 200 tỉ đồng ứng ra xây dựng hạ tầng và bờ kè hiện tại của khu đất (hạng mục này đang thi công dang dở).

300 tỉ đồng còn lại, theo UBND TP Đà Nẵng, là khoản tiền dự kiến thu được từ khai thác quỹ đất sau khi Nhà máy Sông Thu di dời.

Chiều 27-10, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Đức Thơ cho biết ngay sau khi nhận được công văn liên tịch Bộ Tài chính và Bộ Quốc phòng liên quan “số phận” khu đất thu hồi từ Nhà máy đóng tàu Sông Thu, TP Đà Nẵng có lập công văn kiến nghị gửi Thủ tướng theo hướng đề nghị giao địa phương quản lý, khai thác nhưng kiến nghị này không được ghi nhận.

Cho nên Đà Nẵng tiếp tục kiến nghị phía Bộ Quốc phòng hỗ trợ Đà Nẵng 600 tỉ đồng.

Ông Thơ cũng cho rằng các kiến trúc quy hoạch tại đây cơ bản được giữ nguyên. Theo đó, phía sát bờ sông Hàn sẽ là những khu nhà cao tầng.

“Phía Tổng công ty 319 chỉ phân lô vệt đất dọc đường 2-9. Chúng tôi có yêu cầu chủ đầu tư phải đảm bảo hạ tầng đô thị, nhất là bãi đỗ xe cho các tòa nhà cao tầng. Về cơ bản không phá vỡ quy hoạch” - ông Thơ nói.

Lo vỡ quy hoạch ven sông

Theo kiến trúc sư Hoàng Quang Huy - phó chủ tịch Hội Quy hoạch Việt Nam kiêm chủ tịch Hội Quy hoạch Đà Nẵng, việc thay đổi quy hoạch, biến vệt đất ven sông Hàn trước đây của Tổng công ty Sông Thu thành một khu đô thị gồm nhà ở và các tòa nhà cao ốc là hoàn toàn không nên.

“Dù vì lý do gì cũng không nên cho xây dựng công trình áp sát bờ sông Hàn như thế. Có thể nói đây là vệt đất cuối cùng ven sông Hàn, cần phải giữ lại để làm công trình công cộng phục vụ người dân” - kiến trúc sư Huy nói.

Ông Huy còn nhấn mạnh khi nghe việc điều chỉnh quy hoạch khu đất, giới kiến trúc sư Đà Nẵng rất tâm tư, TP hãy suy xét cẩn trọng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Viện Quy hoạch xây dựng TP Đà Nẵng nói: “Nếu xây dựng chung cư cao tầng tại đây thì chắc chắn dân số ở đó sẽ tăng.

Bài toán đặt ra lúc đó là phải đảm bảo đủ hạ tầng và nhu cầu thiết yếu phục vụ dân cư như nhà trẻ, trường học... chứ không thể để các khu dân cư lân cận gánh chịu những hệ lụy này”.

ĐĂNG NAM - HỮU KHÁ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Máy bay trượt khỏi đường băng, sụt lún đường, tràn dầu... Bộ Xây dựng yêu cầu bảo đảm an toàn

Sau các vụ sụt đường ở Tây Ninh, máy bay trượt khỏi đường băng Tân Sơn Nhất…, bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành công điện đề nghị tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên lĩnh vực.

Máy bay trượt khỏi đường băng, sụt lún đường, tràn dầu... Bộ Xây dựng yêu cầu bảo đảm an toàn

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng cũng cần đúng với hoàn cảnh. Một đám tang không nên khiến gia đình lâm vào nợ nần.

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Vé mời Lễ hội Hoa phượng đỏ bán tràn lan trên mạng, giá lên tới 3 triệu đồng/cặp

Trên mạng xã hội tràn lan vé mời dự kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và khai mạc lễ hội Hoa Phượng đỏ, rao bán công khai với giá từ 1 đến 3 triệu đồng/cặp.

Vé mời Lễ hội Hoa phượng đỏ bán tràn lan trên mạng, giá lên tới 3 triệu đồng/cặp

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Khắc phục tường rào công ty, trụ điện bị đổ gãy sau mưa lớn ở Bình Dương

Cơn mưa lớn kéo dài ở Bình Dương đã khiến 30m tường rào công ty bị đổ sập, 4 trụ điện và đèn tín hiệu bị ngã đổ, nhiều nơi ngập sâu. Lực lượng chức năng đang khẩn trương khắc phục sự cố.

Khắc phục tường rào công ty, trụ điện bị đổ gãy sau mưa lớn ở Bình Dương

Đưa Quảng Nam thành trung tâm công nghiệp dược liệu cả nước, lấy sâm Ngọc Linh là cây chủ lực

Ngày 10-5, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển, hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.

Đưa Quảng Nam thành trung tâm công nghiệp dược liệu cả nước, lấy sâm Ngọc Linh là cây chủ lực
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar