14/11/2015 09:08 GMT+7

Phần Lan chết chìm cùng Nokia

ANH THƯ
ANH THƯ

TT - Phần Lan là một trong những quốc gia chỉ trích gay gắt nhất về cuộc khủng hoảng nợ của Hi Lạp. Thế nhưng giờ đây 
xứ sở của Nokia có thể cũng theo chân Hi Lạp.

Người dân Phần Lan biểu tình phản đối thắt lưng buộc bụng tại thủ đô Helsinki - Ảnh: Reuters

Hiện Phần Lan đang phải chật vật tiến hành thắt lưng buộc bụng, cải cách tài chính và tìm cách thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài bốn năm qua. Trước thực trạng kinh tế của đất nước, hồi tháng 9-2015, bộ trưởng tài chính Phần Lan đã gọi quốc gia này là “bệnh nhân mới của châu Âu”.

Những nỗ lực mới của Thủ tướng Juha Sipila như cắt giảm ngày nghỉ và tiền lương đã vấp phải những cuộc biểu tình, đình công lớn trong nước, những cải cách trong hệ thống y tế đưa đến những chia rẽ tư tưởng trong chính phủ liên minh của ông và đẩy chính phủ đến bờ vực sụp đổ hồi tuần trước.

Một Hi Lạp kế tiếp?

Thủ tướng Sipila như người đang đi trên dây. Ông sẽ buộc phải thúc đẩy các cải cách để tăng khả năng cạnh tranh, khuyến khích sự tăng trưởng kinh tế trong khi cố gắng xoa dịu các công đoàn, nhằm tránh những cuộc đình công trước khả năng cắt giảm lương vào năm sau. Bên cạnh đó, ông cũng phải đạt được sự đồng thuận của liên minh ba đảng trong chính phủ cầm quyền hiện nay.

Reuters cho biết thất nghiệp và nợ công là hai vấn đề căng thẳng tại quốc gia có chi phí lao động đắt đỏ này. Sự suy yếu của doanh nghiệp đầu tàu Nokia và tình trạng suy thoái kinh tế ở Nga - một trong những thị trường nhập khẩu lớn của Phần Lan - càng góp phần vào nguy cơ .

Thủ tướng Sipila từng cảnh báo Phần Lan có thể sẽ trở thành một Hi Lạp thứ hai. Để tránh viễn cảnh này, ông đang thúc đẩy các biện pháp để đưa mức tiết kiệm hằng năm lên đến 10 tỉ euro (10,8 tỉ USD) vào năm 2030. Chính phủ Phần Lan cùng các địa phương cũng đang thúc đẩy xuất khẩu và tạo thêm việc làm cho người dân.

Tuy nhiên, những lời kêu gọi của chính phủ về một “tinh thần chung về cải cách” vấp phải sự phản đối khi ông Sipila đề xuất cắt giảm các kỳ nghỉ trong khu vực công và giảm phần thu nhập thêm cho người lao động làm trong ngày chủ nhật để giảm chi phí lao động xuống 5%.

Ngoài ra, sự bất đồng về cắt giảm chi phí trong hệ thống chăm sóc sức khỏe vào tuần trước cũng đẩy chính phủ liên minh đến bờ vực sụp đổ trước khi có thể đạt được một thỏa thuận mới.

Chia rẽ trong liên minh cầm quyền

Những diễn biến gần đây của các vấn đề trên đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Các cuộc tranh cãi cũng cho thấy những điểm yếu trong chính phủ liên minh ba đảng đại diện cho những cử tri nông thôn bảo thủ, các nhà kỹ trị đô thị và những người theo phái dân túy chống di dân của ông Sipila.

Ông Sipila có thể hăm hở cải cách nhưng phải đối mặt với sự phản đối từ các thành viên bảo thủ trong Đảng Trung tâm của chính ông. Tuy Đảng Liên minh quốc gia, đứng đầu là Bộ trưởng Tài chính Alexander Stubb, bao gồm nhiều nhà cải cách nhưng lại nghiêng về chính sách tài khóa và đang gặp khó khăn trong việc thông qua các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Đây chính là những vấn đề làm nặng nề thêm sự thất bại của Phần Lan trong việc thực hiện cải cách nền kinh tế đang hoạt động không hiệu quả của nước này.

Theo số liệu của Eurostat, dự kiến vào năm 2020, Phần Lan có 35,8 người từ 65 tuổi trở lên/100 người trong độ tuổi lao động, trong khi tỉ lệ thất nghiệp đang leo đến mức 10%. Không có đồng tiền độc lập, Chính phủ Phần Lan đang yêu cầu một “thỏa thuận mức lương vừa phải” trong khi các thỏa thuận chung trong nhiều lĩnh vực hết hiệu lực vào năm 2016.

Trước khi các cuộc đàm phán lương bắt đầu, chính phủ cũng đã yêu cầu các công đoàn trình bày những giải pháp thay thế các đề xuất cắt giảm lợi ích của chính phủ, chẳng hạn như số ngày nghỉ lễ trong khu vực công. “Rủi ro là nếu không tìm được giải pháp chung, phía người lao động sẽ tìm kiếm sự đền bù (cho việc bị cắt giảm) từ thỏa thuận tiền lương trong năm sau” - một nguồn tin của Chính phủ Phần Lan nói với Reuters.

Đây là một vấn đề gai góc vì mức lương tại Phần Lan quá cao, tăng 20% từ năm 2008 trong khi ở các quốc gia châu Âu khác đều giảm. Hiện mức lương trung bình ở Phần Lan là 37.000 euro/năm, trong khi mức trung bình của các quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) chỉ là 33.000 euro/năm.

Người dân ủng hộ đồng euro

Dù từng có ý kiến đưa Phần Lan ra khỏi khu vực eurozone, nhưng cuộc thăm dò ý kiến Eurobarometer của Ủy ban châu Âu hồi tuần trước cho thấy 64% người Phần Lan vẫn ủng hộ đồng tiền chung euro.

Tuy nhiên chính trị gia kỳ cựu Paavo Vayrynen của đảng ông Sipila và là một thành viên quốc hội châu Âu đã phát động một sáng kiến yêu cầu một cuộc trưng cầu về việc ở hay rời khỏi khối đồng tiền chung. Sáng kiến đã thu thập được hơn 49.000 chữ ký và do đó vấn đề này có thể được tranh luận trong quốc hội Phần Lan vào năm sau.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Du lịch Mỹ đang mất sức hút?

Số lượng các công ty châu Âu đặt vé và phòng khách sạn đến Mỹ vào tháng 4 đã giảm hơn 25% so với cùng kỳ năm trước.

Du lịch Mỹ đang mất sức hút?

Dùng AI không kiểm chứng, một báo lớn ở Chicago giới thiệu cả những cuốn sách không tồn tại

Báo Chicago Sun-Times, một trong những tờ báo lớn tại Mỹ, bị chỉ trích vì đăng danh sách sách mùa hè có nhiều tựa sách không tồn tại.

Dùng AI không kiểm chứng, một báo lớn ở Chicago giới thiệu cả những cuốn sách không tồn tại

Thủ tướng Israel: Thủ lĩnh Hamas Mohammed Sinwar có thể đã bị tiêu diệt

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel 'có thể' đã tiêu diệt ông Mohammed Sinwar - thủ lĩnh trên thực tế của Hamas tại Dải Gaza.

Thủ tướng Israel: Thủ lĩnh Hamas Mohammed Sinwar có thể đã bị tiêu diệt

Triều Tiên phóng loạt tên lửa hành trình

Quân đội Hàn Quốc ghi nhận Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình về vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên vào sáng 22-5.

Triều Tiên phóng loạt tên lửa hành trình

Bộ Công Thương: Đàm phán thuế đối ứng Việt Nam - Mỹ đạt tiến bộ tích cực

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam và Mỹ đã đạt tiến bộ tích cực, xác định các nhóm vấn đề đạt được đồng thuận hoặc quan điểm đã gần nhau.

Bộ Công Thương: Đàm phán thuế đối ứng Việt Nam - Mỹ đạt tiến bộ tích cực

Hai nhân viên đại sứ quán Israel bị bắn chết bên ngoài Bảo tàng Do Thái ở Washington

Một nhà ngoại giao Israel và người phụ nữ đi cùng đã bị bắn chết khi họ rời khỏi một sự kiện tại Bảo tàng Do Thái ở thủ đô Washington của Mỹ.

Hai nhân viên đại sứ quán Israel bị bắn chết bên ngoài Bảo tàng Do Thái ở Washington
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar