29/08/2019 10:01 GMT+7

Phải xử lý thích đáng thói vũ phu

CHUNG THANH HUY - TẠ TƯ VŨ
CHUNG THANH HUY - TẠ TƯ VŨ

TTO - Bạo lực gia đình đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Điều đáng nói, số vụ bạo hành gia đình liên tục tăng cao qua từng năm, trong đó, nạn nhân vẫn là phụ nữ, trẻ em và người già.

Phải xử lý thích đáng thói vũ phu - Ảnh 1.

Những câu chuyện bạo lực gia đình đang được “kể” trong triển lãm Phía sau cánh cửa - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Có học thức vẫn vũ phu

Sáng 27-8, cư dân mạng vô cùng phẫn nộ sau khi xem đoạn video ghi lại cảnh người chồng bạo hành dã man vợ. Đáng chú ý, người vợ trẻ này đang ôm con nhỏ mà người chồng vẫn nhẫn tâm đánh đập, khiến vợ và con ngã sóng soài đến mức sau đó phải nhập viện.

Điều đáng nói là người đàn ông trong clip là một võ sư trong khi người vợ chỉ vừa sinh con khoảng 2 tháng và có biểu hiện trầm cảm do thường xuyên bị chồng đánh đập. Mà nguyên nhân chỉ vì cô vợ thay đổi vị trí đặt tivi nhưng không được chồng đồng ý.

Trước đó, ngày 20-8, một clip khác được tung lên mạng, ghi lại cảnh chồng đánh đập vợ được xác định xảy ra ở một gia đình tại TP Bắc Kạn. Theo hình ảnh trong đoạn clip cho thấy khi người vợ bế con nhỏ đứng ngoài cửa thì người chồng vùng dậy lao ra tát tới tấp vào mặt vợ, dùng chân đá vào người vợ. Cậu con trai nhỏ ngồi ở ghế xem tivi im lặng chứng kiến cảnh đó. Được biết người chồng là một công chức nhà nước ở địa phương.

Điểm chung  của 2 vụ này là đều xảy ra ở những gia đình tương đối có điều kiện, 2 người đàn ông vũ phu kia đều có trình độ, sự hiểu biết nhất định,  và đều đánh đập vợ ngay trước mắt con cái. Để rồi mọi chuyện được dư luận biết đến do những người ngoài cuộc tố giác.

Trong một điều tra xã hội học gần đây cho biết có đến 58% phụ nữ đã kết hôn cho biết họ từng là nạn nhân của bạo lực gia đình. Gần 80% số vụ ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình. Và khoảng 25% các gia đình cho rằng: bạo lực gia đình là chuyện riêng của hàng xóm, không nên can dự vào vì sợ phiền hà, liên lụy.

Phải xử lý thích đáng

Những năm gần đây, cấp độ nguy hiểm của các vụ việc đang có xu hướng ngày càng gia tăng.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trên cả nước bình quân mỗi ngày có 64 phụ nữ, 10 trẻ em và 7 người cao tuổi là nạn nhân của bạo lực gia đình; khoảng 2 - 3 ngày lại có một vụ án mạng liên quan đến vấn đề này.

Chỉ riêng số liệu các vụ ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình do TAND tối cao cho thấy:  trong 7 tháng đầu năm 2018, ngành tòa án đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 1.422.067 vụ án ly hôn, đã giải quyết 1.384.660 vụ. Trong đó có 1.060.767 vụ có nguyên nhân xuất phát từ bạo lực gia đình như: bị đánh đập, ngược đãi, nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc, ngoại tình… chiếm 76% các vụ án ly hôn.

Phải xử lý thích đáng thói vũ phu - Ảnh 3.

Ảnh cắt từ clip ghi lại cảnh một người chồng đánh vợ xảy ra hôm 27-8 ở Hà Nội - Ảnh: TTO

Chưa bao giờ tình trạng bạo lực gia đình lại diễn ra với mức độ khủng khiếp đến thế. Đối tượng gánh chịu từ phụ nữ, trẻ em đến người già; bạo lực gia đình diễn ra ở cả phương diện tinh thần lẫn thể xác của các nạn nhân, với những mức độ khác nhau. Nhẹ thì mắng chửi, nặng thì bị đánh đập, bị hành hạ, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong.

Cho dù nhận thức của người dân đã được nâng lên, nhưng bạo lực gia đình vẫn tiếp diễn là do chúng ta vẫn chưa thể xóa bỏ được hoàn toàn tư tưởng bất bình đẳng giới. Thậm chí, ngay chính những người vợ đôi khi cũng vẫn chấp nhận việc bị chồng "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" mà cắn răng chịu đựng, lâu dần thành tâm lý bị khuất phục, bởi lối suy nghĩ "xấu chàng thì hổ thiếp".

Chúng ta đang có hàng chục luật với các điều khoản, quy định nhằm ngăn cấm, định tội cho hành vi bạo lực gia đình như: Luật phòng chống bạo lực gia đình; Luật hôn nhân gia đình; Luật bình đẳng giới; Bộ luật hình sự… Tuy nhiên, để các luật này đi được vào cuộc sống vẫn còn rất nhiều hạn chế.

Thêm vào đó, việc xử phạt các hành vi bạo lực gia đình không đủ sức răn đe, đa số thường được hòa giải chứ chưa được giải quyết một cách dứt điểm. Trong thực tế, nếu chỉ hòa giải thì sẽ không bao giờ ngăn được bạo lực.

Thiết nghĩ, bên cạnh việc tuyên truyền, nâng cao ý thức còn là xử phạt nghiêm minh bằng những chế tài thích đáng hơn nữa mới mong hạn chế được vấn nạn bạo lực gia đình.

Không nên dung dưỡng thói bạo hành

Những ngày qua, liên tiếp chuyện những ông chồng "thượng cẳng chân hạ cẳng tay" không thương tiếc xuống người vợ mình gây bất bình cho nhiều người.

bạo lực gia đình

Gia đình được xây dựng trên tình yêu thương, chăm sóc sẽ mang lại hạnh phúc cho các thành viên. Trong ảnh: cha mẹ vui đùa cùng con tại khuôn viên một chung cư ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM Ảnh: TỰ TRUNG

Việc hàng loạt ông chồng "lưng dài vai rộng" sẵn sàng xuống tay với vợ mình như trên thật sự là hành vi hổ thẹn, đáng lên án. Mâu thuẫn trong cuộc sống thì ai cũng gặp. Nhưng chuyện một người chồng tấn công dã man vợ mình vì một xích mích hay bực tức nào đó mà bất chấp hoàn cảnh, tình trạng sức khỏe của vợ, đều là những hành vì vi phạm pháp luật.

Theo ý kiến chủ quan của tôi, sở dĩ những người chồng đầy bạo lực như trên sẵn sàng xuống tay tấn công, gây thương tích cho vợ mình như vậy, đều xuất phát từ suy nghĩ "vợ của mình nên mình dạy", chứ chưa chắc phụ nữ nào anh ta cũng ra tay.

Những người chồng bạo hành vợ mình như trên đang và sẽ bị pháp luật xử lý. Nhưng vấn đề làm sao để những câu chuyện, những mâu thuẫn của vợ chồng nói riêng không "phát triển" thành những hành vi tấn công trái pháp luật, mà thông thường người vợ luôn là nạn nhân là vấn đề đáng quan tâm.

Dù những ông chồng vũ phu như trên đang bị chính quyền xử lý, nhưng điểm chung của những người vợ (nạn nhân) trong các vụ việc lại giống nhau ở cách im lặng cam chịu. Nếu không nhờ cộng đồng mạng vì quá bức xúc và chính quyền chủ động vào cuộc, thì chẳng có ông chồng vũ phu nào trong những câu chuyện trên bị xử lý.

Cách tốt nhất để hạn chế và ngăn ngừa những hậu quả đau lòng từ những ông chồng mất nhân tính như trên, là những người vợ nên chủ động nhờ pháp luật bảo vệ mình, thay vì im lặng một cách bị động.

Bởi nếu càng im lặng bao nhiêu, thì càng dung dưỡng cho những hành vi trái pháp luật của đối phương bấy nhiêu mà thôi.

Võ sư đánh vợ thậm tệ chỉ vì vợ 'chuyển tivi từ phòng này sang phòng khác'

TTO - Do con trai xem tivi nhiều nên chị L. đã chuyển tivi từ phòng này sang phòng khác. Sau khi chuyển xong anh Vinh đã mắng và sau đó đánh vợ liên tiếp vào đầu khiến chị L. phải nhập viện.

CHUNG THANH HUY - TẠ TƯ VŨ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cưỡng chế xử lý nợ tàu cao tốc tuyến Cần Thơ - Côn Đảo

Doanh nghiệp vi phạm hợp đồng vay vốn bị cưỡng chế tài sản là tàu cao tốc tuyến Cần Thơ - Côn Đảo để thi hành bản án.

Cưỡng chế xử lý nợ tàu cao tốc tuyến Cần Thơ - Côn Đảo

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Trước những vụ việc người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế, chúng tôi không khỏi suy nghĩ khi nhớ lại những câu chuyện dưới đây.

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Cách đi nhà ga T3 Tân Sơn Nhất không bị 'lạc lối', nơi gửi xe, đón taxi...

Hiện nhiều người ra, vào nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, TP.HCM vẫn còn lóng ngóng đi nhầm lối, nhầm tầng, loay hoay không biết đi đường nào để gửi xe...

Cách đi nhà ga T3 Tân Sơn Nhất không bị 'lạc lối', nơi gửi xe, đón taxi...

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, cơ quan chức năng phối hợp, hỗ trợ tạo 'luồng xanh' vận chuyển cát, phục vụ cát xây dựng dự án vành đai 3 TP.HCM.

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar