15/03/2020 14:38 GMT+7

Phải tạm dừng kinh doanh để chống dịch, làm sao tránh thiệt hại?

Luật sư NGUYỄN VĂN ĐỨC
Luật sư NGUYỄN VĂN ĐỨC

TTO - Thiệt hại kinh tế của doanh nghiệp khi phải tạm dừng hoạt động vũ trường, quán bar, quán kaoraoke… để phòng chống dịch COVID-19 là không thể phủ nhận. Vậy có thể làm gì để hạn chế thiệt hại, nhất là phải bồi thường cho đối tác?

Phải tạm dừng kinh doanh để chống dịch, làm sao tránh thiệt hại? - Ảnh 1.

Khách nước ngoài ngỡ ngàng khi hàng loạt cơ sở kinh doanh ở TP.HCM đóng cửa - Ảnh: DUYÊN PHAN

Việc các cơ quan có thẩm quyền ban hành lệnh tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh nêu trên để chống dịch COVID-19 có được xem là sự kiện bất khả kháng theo quy định pháp luật không? Các giao dịch liên quan đến việc cung ứng hàng hóa, thuê mặt bằng sẽ được giải quyết thế nào, có được miễn trừ nghĩa vụ hay không là điều mà người dân, doanh nghiệp đang rất quan tâm.

Lý do "bất khả kháng"

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường thì việc chính quyền TP Hà Nội, TP.HCM và một số địa phương chỉ đạo tạm dừng hoạt động các quán bar, vũ trường, quán karaoke, massge… là cần thiết và cần được ủng hộ từ phía người dân.

Theo khoản 1 điều 156 Bộ luật dân sự 2015, sự kiện bất khả kháng được định nghĩa: "Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép".

Một sự kiện được xem là bất khả kháng phải hội đủ các yếu tố cơ bản, đó là:

Thứ nhất, "Xảy ra khách quan không thể lường trước được": yếu tố này được hiểu là những sự kiện xảy ra nằm ngoài phạm vi kiểm soát của con người như thiên tai, động đất, sóng thần, dịch bệnh, chiến tranh… mà tại thời điểm thực hiện thỏa thuận hoặc trong quá trình thực hiện thỏa thuận không lường trước được hậu quả xảy ra.

Thứ hai, "Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép": yếu tố này được hiểu là sự kiện mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng vẫn không thể khắc phục được những hậu quả do sự kiện khách quan không lường trước được gây ra.

Ngày 29-1-2020, Bộ Y tế đã có Quyết định 219/QĐ-BYT bổ sung dịch bệnh COVID-19 vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, các bệnh truyền nhiễm nhóm A là những bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỉ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Tiếp đến, ngày 1-2, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 173/QĐ-TTg vê việc công bố dịch truyền nhiễm tại Việt Nam. Mới nhất, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố COVID-19 là "đại dịch toàn cầu".

Như vậy, có đủ yếu tố pháp lý để xác định dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam là sự kiện bất khả kháng.

Cần làm gì để giảm thiệt hại?

Về nguyên tắc, khi xảy ra các sự kiện bất khả kháng tại thời điểm thực hiện các giao dịch hoặc trong quá trình thực hiện giao dịch thì bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Vì vậy, để biết mình có thuộc trường hợp "có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác", các cá nhân, doanh nghiệp đang thực hiện nghĩa vụ (cung cấp hàng, thuê mặt bằng...) cần kiểm tra lại điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng.

Thông thường, trong các hợp đồng dân sự, kinh doanh thương mại có điều khoản thỏa thuận khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thì bên có nghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyền về sự kiện bất khả kháng để được miễn trừ trách nhiệm.

Do quyết định tạm dừng hoạt động chỉ trong ngắn hạn (có thể kéo dài thêm một thời gian nhất định), đồng thời dịch bệnh này không phải kéo dài vộ tận nên tùy theo từng trường hợp cụ thể, các bên có thể thỏa thuận lại thời gian tiếp tục thực hiện hợp đồng, quyền, nghĩa vụ sau khi sự kiện bất khả kháng kết thúc.

Đơn cử như người thuê mặt bằng kinh doanh có thể thỏa thuận với chủ nhà, trong thời gian bị ảnh hưởng của lệnh dừng hoạt động do dịch COVID-19, chủ nhà không thu tiền thuê nhà chẳng hạn. Đây cũng là cách để các bên hợp tác, chia sẻ rủi ro khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra.

Cũng từ sự kiện này, các cá nhân, doanh nghiệp khi ký kết các hợp đồng, nhất là đối với đối tác nước ngoài, cần thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, việc thông báo, thời điểm áp dụng sự kiện bất khả kháng.

Do pháp luật có điều kiện mở về việc một bên có nghĩa vụ với bên có quyền vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự khi "có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác" nên các bên vẫn có quyền thỏa thuận theo hướng người có nghĩa vụ vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường khi sự kiện bất khả kháng xảy ra. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn cho mình điều khoản thỏa thuận phù hợp nhất.

Các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ khi ký hợp đồng thường ít chú ý đến các điều khoản này nên khi xảy ra các sự kiện như thế này dễ bị thua thiệt. Vì vậy, sự kiện bất khả kháng do COVID-19 là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam rà soát lại giao dịch của mình, nhất là đối với đối tác nước ngoài, để tránh bị thua thiệt.

TP.HCM tạm đóng cửa rạp chiếu phim, quán bar... đến hết tháng 3

TTO- Rạp chiếu phim, quán bar, game online, các điểm massage, karaoke, vũ trường, sân khấu trên địa bàn TP.HCM sẽ tạm đóng cửa từ 18h ngày 15-3-2020.

Luật sư NGUYỄN VĂN ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nước tràn vào nhà, người dân Đà Nẵng xuyên đêm dọn bùn

Cơn mưa lớn vào chiều tối 5-7 đã khiến nhiều tuyến đường trung tâm thành phố Đà Nẵng bị ngập. Nhiều nơi nước tràn vào nhà kéo theo bùn đất, người dân phải trắng đêm dọn bùn.

Nước tràn vào nhà, người dân Đà Nẵng xuyên đêm dọn bùn

Cứu người đàn ông ở Đà Nẵng bị cuốn trôi xuống kênh 30m, bám vào cành cây

Trận mưa như trút nước tối 5-7 khiến nước chảy qua đoạn đường Âu Cơ rất dữ tợn và đã cuốn một người đàn ông xuống kênh thoát nước.

Cứu người đàn ông ở Đà Nẵng bị cuốn trôi xuống kênh 30m, bám vào cành cây

Mưa tối trời tối đất, phố phường Đà Nẵng chìm trong biển nước

Trận mưa tối trời tối đất ở trung tâm thành phố Đà Nẵng đã khiến nhiều con phố chìm trong nước, nhiều người dân phải bì bõm đẩy xe trong nước ngập.

Mưa tối trời tối đất, phố phường Đà Nẵng chìm trong biển nước

Trời mưa 2 xe tải đối đầu, ách tắc đường Hồ Chí Minh

Trời mưa, đường trơn khiến hai xe tải đối đầu trên đường Hồ Chí Minh nhánh Đông qua Quảng Trị, rồi lao vào mái sân nhà dân ven đường.

Trời mưa 2 xe tải đối đầu, ách tắc đường Hồ Chí Minh

Làm rõ vụ rút vật giống súng ra đe dọa tài xế trên đèo Đá Trắng

Chiều 5-7, mạng xã hội lan truyền clip cùng thông tin 'ô tô mang biển kiểm soát Hải Phòng chặn đầu, rút vật giống súng ra đe dọa tài xế...'.

Làm rõ vụ rút vật giống súng ra đe dọa tài xế trên đèo Đá Trắng

Quảng Ngãi xây cầu mới, thay cầu tràn Thạch Nham mới có người bị lũ cuốn

Lũ về giữa mùa hè, một tiểu thương cố vượt cầu tràn Thạch Nham bị nước lũ cuốn, thi thể của chị vừa được tìm thấy vào trưa 5-7.

Quảng Ngãi xây cầu mới, thay cầu tràn Thạch Nham mới có người bị lũ cuốn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar