18/03/2014 13:46 GMT+7

Phải nói dối mình ít học để xin bán hàng, bưng bê

LAN (Hà Nội)
LAN (Hà Nội)

TTO - Tôi 24 tuổi, tốt nghiệp đại học gần một năm nay nhưng vẫn thất nghiệp. Sau nhiều lần nói dối ít học để có được các công việc chân tay sống qua ngày, tôi đành về quê “ăn bám” bố mẹ gần nửa năm nay.

Phóng to
"Tôi rất mặc cảm khi 24 tuổi còn ăn bám mẹ cha" - Ảnh minh họa: blogspot

Thú thực, bản thân tôi cũng không hề muốn như vậy. Ra trường, tôi đã cố gắng đi xin việc đúng chuyên môn, đúng ngành đã học nhưng đều bị từ chối vì tôi không có ngoại hình, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Tôi cứ ngỡ rằng kiên trì một chút thì vận may sẽ mỉm cười, nhưng mọi việc lại không phải vậy...

Tôi tìm đến với những công việc tạm thời như bán hàng, bưng bê... Ai ngờ họ cũng từ chối vì cho rằng những người có bằng cấp như chúng tôi chỉ làm dăm bữa nửa tháng rồi lại nhảy việc, tốn thời gian tìm kiếm nhân viên mới.

Sau khi có “kinh nghiệm” ứng tuyển ở những vị trí bán hàng như vậy, tôi mạnh dạn nói dối chỉ tốt nghiệp cấp III và được nhận vào làm ngay. Nhưng với đồng lương 2 - 3 triệu đồng/tháng, trừ chi phí nhà trọ, xăng xe, ăn uống ở thành phố thì tôi vẫn phải nhờ đến sự viện trợ của bố mẹ. Cuối cùng, tôi quyết định về quê ăn bám gia đình.

Tôi rất mặc cảm và xấu hổ mỗi khi có ai đó hỏi thăm tình hình công việc, cuộc sống của mình. Trong khi bạn bè tôi - một số đã xin được vào các cơ quan nhà nước, một số đã lập gia đình và không phải bận tâm đến việc làm thì tôi vẫn không có gì trong tay.

Đi qua mái trường đại học đã gắn bó với mình bốn năm học, tôi không có chút cảm xúc nào bởi mái trường ấy chưa mang lại cho tôi công việc, tiền bạc, tương lai.

Tôi từng có đam mê, hoài bão, có tham vọng, có chút tự tin, muốn thử sức mình... Nhưng những thứ đó chỉ còn là quá khứ. Tôi hụt hẫng với cuộc sống này vô cùng!

Giờ đây, tôi không biết mình nên bắt đầu lại từ đâu. Bạn bè khuyên tôi nên đi học cao học trong thời gian chờ việc nhưng tôi thấy chi phí ăn học tốn kém quá, bố mẹ tôi sẽ thêm cực khổ. Bố mẹ tôi không còn trẻ để tôi ung dung trải nghiệm cuộc sống và chờ đợi một phép mầu nữa. Tôi biết phải làm sao?

Bạn có giải pháp gì "chống" thất nghiệp?

Bạn đọc thân mến, câu chuyện sinh viên tốt nghiệp đại học trầy trật khi tìm việc làm, thậm chí thất nghiệp, đang là chủ đề được nhiều người quan tâm.

Bạn có đang trong hoàn cảnh thất nghiệp hay có công việc nhưng lương không đủ nuôi sống bản thân như bạn Lan trong bài viết trên? Bạn có gợi ý gì cho Lan vượt qua khó khăn hiện tại?

Theo bạn, khi thất nghiệp có nên tranh thủ học cao học?

Mời bạn đọc gửi những suy nghĩ, góc nhìn, tâm sự về email [email protected] (vui lòng gõ có dấu tiếng Việt, có đầy đủ thông tin tác giả).

LAN (Hà Nội)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Gần 700 học sinh lớp 12 Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) để lại khoảnh khắc khó quên trong ngày chia tay bằng màn flashmob đầy xúc động.

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

“Ước mơ của con là hết bệnh, vì hết bệnh là con làm được tất cả”, một bé đang điều trị ung thư tại TP.HCM nói với tình nguyện viên. Các em nhỏ vẫn mang trong tim những ước mơ thật trong trẻo và đầy yêu thương.

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Bại liệt không thể ngăn bước chân đến trường

Căn bệnh viêm tủy sống đến bất ngờ vào năm 4 tuổi khiến Tô Phương Bắc, cậu học sinh lớp 8D3 Trường THCS Bờ Y (tỉnh Kon Tum) bị bại liệt cả hai chân.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Bại liệt không thể ngăn bước chân đến trường

Ước mơ của Thúy tiếp sức bệnh nhi, lắng nghe ước mơ của từng bạn nhỏ

Báo Tuổi Trẻ phối hợp Thành Đoàn TP.HCM và Chiến dịch Hoa phượng đỏ tổ chức chương trình “Tiếp sức hoa mặt trời” vào sáng 22-5.

Ước mơ của Thúy tiếp sức bệnh nhi, lắng nghe ước mơ của từng bạn nhỏ

Tạo thói quen đọc sách ngay hôm nay

Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói với các bạn sinh viên "muốn làm giàu thì phải giỏi, muốn giỏi thì phải đọc sách" và chỉ ra tầm quan trọng của việc đọc.

Tạo thói quen đọc sách ngay hôm nay

Khát vọng phát triển nhìn từ lao động trẻ

Nhiều lao động trẻ vừa ra trường đã có việc làm ngay, đúng ngành nghề và thu nhập rất cao.

Khát vọng phát triển nhìn từ lao động trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar