29/05/2021 19:53 GMT+7

Phá rừng phòng hộ làm đường thi công thủy điện

TRẦN MAI
TRẦN MAI

TTO - Mặc dù chưa được sự cho phép của các cơ quan ban ngành, đơn vị thi công thủy điện Nước Long ở xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ vẫn cho xe cơ giới đào bới rừng phòng hộ làm đường thi công hạng mục của thủy điện này.

Phá rừng phòng hộ làm đường thi công thủy điện - Ảnh 1.

Việc làm đường san ủi rừng phòng hộ khiến nhiều cây ngã đổ - Ảnh: TRẦN MAI

Ngày 29-5, Tuổi Trẻ Online có mặt tại hiện trường thi công tuyến đường phục vụ dự án thủy điện Nước Long, xâm lấn rừng phòng hộ ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Tại hiện trường, lực lượng bảo vệ rừng phòng hộ đã lập chốt bảo vệ hiện trạng.

Tuyến đường dài khoảng 700m, điểm đầu giao với quốc lộ 14 (đoạn đèo Violac, giám ranh hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi), điểm cuối là một con suối. Có đoạn thuộc phần đất rừng của tỉnh Kon Tum, còn phần lớn nằm trong rừng phòng hộ thuộc xã Ba Ngạc, huyện Ba Tơ.

Tại hiện trường, nhiều cây cối bị cưa đổ, lấp dưới đất đá. Rừng già bị xé toạc, tan hoang như tấm áo vá. Hai bên đường, những trụ điện được đơn vị thi công dựng lên, sẵn sàng phục vụ thi công hạn mục hầm dẫn nước phục vụ dự án thủy điện Nước Long.

Dọc khu vực rừng này, có nhiều biển "Rừng phòng hộ, cấm chặt phá đốt rừng, lấn chiếm đất rừng, đào bới đất rừng". Tuy vậy, ngay bên cạnh những biển cảnh báo, cây cối ngã rạp, đất đá bị đào bới trong quá trình thi công.

Hiện trường vụ phá rừng phòng hộ làm đường của thủy điện Nước Long - Video: TRẦN MAI

Sau khi phát hiện sự việc, cơ quan chức năng ngoài lập chốt chặn bảo vệ hiện trường, còn kiểm đếm, đánh dấu những cây thuộc rừng phòng hộ bị cưa đổ.

Hạt kiểm lâm huyện Ba Tơ đã có báo cáo cho biết vụ việc được phát hiện vào ngày 18-5. Tổng diện tích rừng bị phá, lấn chiếm khoảng 5.000m2.

Trong báo cáo do ông Ngô Vĩnh Phong - hạt trưởng Hạt kiểm lâm Ba Tơ - ký ngày 18-5, cơ quan chức năng phát hiện vụ việc và làm việc tại hiện trường.

Đại diện Công ty cổ phần xây lắp điện Đức Bảo - Kon Tum thừa nhận diện tích rừng phòng hộ bị phá nêu trên do đơn vị chỉ đạo thi công tuyến đường công vụ vào hầm bổ sung nước 2 của dự án thủy điện Nước Long. Tuy nhiên, qua kiểm tra hiện trạng, đại diện Công ty xây lắp điện Đức Bảo - Kon Tum tham gia, nhưng không ký vào biên bản.

Phá rừng phòng hộ làm đường thi công thủy điện - Ảnh 3.

Kiểm lâm kiểm tra đánh dấu rừng phòng hộ bị phá - Ảnh: TRẦN MAI


Đến ngày 19-5, Hạt kiểm lâm Ba Tơ mời đại diện Công ty xây lắp điện Đức Bảo - Kon Tum đến làm việc tại trụ sở Hạt kiểm lâm liên quan đến việc phá và lấn chiếm rừng phòng hộ. Buổi làm việc, Hạt kiểm lâm Ba Tơ đề nghị dừng ngay việc thi công, khẩn trương hoàn thiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng theo quy định.

Tuy nhiên, một lần nữa kết thúc buổi làm việc đại diện công ty này bỏ đi, không ký vào biên bản.

Phá rừng phòng hộ làm đường thi công thủy điện - Ảnh 4.

Chốt bảo vệ rừng được lập lên ở điểm cuối của tuyến đường, giữ nguyên hiện trạng chờ cơ quan chức năng xử lý - Ảnh: TRẦN MAI

Dự án thủy điện Nước Long có công suất 26 MW, nằm trên địa phận xã Pờ Ê, huyện Kon Plông, Kon Tum và xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. Dự án không có trong quy hoạch thủy điện tại tỉnh Quảng Ngãi, đến tháng 8-2017 mới được bổ sung vào quy hoạch thủy điện nhỏ của tỉnh này.

Dự án có diện tích chiếm đất hơn 18ha, trong đó tỉnh Kon Tum hơn 7,5ha, tỉnh Quảng Ngãi hơn 10,5ha.

Năm 2016 dự án thủy điện Đức Long do Công ty cổ phần thủy điện Pờ Ê nghiên cứu khảo sát và làm chủ đầu tư, được các cấp ngành đánh giá là hiệu quả cao vì không ảnh hưởng đến rừng phòng hộ và không di dân.

Đến tháng 9-2017, dự án được chuyển từ Công ty cổ phần thủy điện Pờ Ê sang Công ty cổ phần thủy điện Nước Long - Đức Bảo làm chủ đầu tư và triển khai thi công dự án.

Dự án dự kiến đưa vào hoạt động năm 2022.

Phá rừng phòng hộ làm đường thi công thủy điện - Ảnh 5.

Nhiều cây lớn trong khu vực rừng phòng hộ bị cưa và vùi lấp dưới đất đá - Ảnh: TRẦN MAI

Phá rừng phòng hộ làm đường thi công thủy điện - Ảnh 6.

Dù chưa được cho phép, nhưng đơn vị thi công vẫn ngang nhiên san ủi rừng phòng hộ và dựng các cột điện dọc theo tuyến đường trái phép này - Ảnh: TRẦN MAI

Phá rừng phòng hộ làm đường thi công thủy điện - Ảnh 7.

Tuyến đường trái phép men theo một con suối mà chủ đầu tư thủy điện Nước Long dự kiến chặn dòng lấy nước chuyển theo đường ống phục vụ cho việc phát điện - Ảnh: TRẦN MAI

Phá rừng, 3 người bị xử phạt gần 250 triệu đồng

TTO - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ký quyết định xử phạt hành chính 3 người liên quan vụ phá rừng xảy ra tại huyện Ba Tơ.

TRẦN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết hôm nay 24-5: Nam Bộ mưa, có nơi mưa rất to, Bắc Bộ khả năng có lũ

Hôm nay 24-5, thời tiết mưa chiếm ưu thế ở Bắc Bộ và Nam Bộ, một vài tỉnh Trung Bộ ngày nắng nhưng chiều tối có mưa rào.

Thời tiết hôm nay 24-5: Nam Bộ mưa, có nơi mưa rất to, Bắc Bộ khả năng có lũ

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Thủ tướng yêu cầu xây dựng và triển khai ngay chương trình giám sát việc thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật từ gốc đối với trái sầu riêng.

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức tiếp 31 hộ dân kêu vì bị giải tỏa xây trụ sở tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc  giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với 2 dự án lớn trong khu kinh tế Nam Phú Yên.

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Với nhiều người dùng tại Việt Nam, Telegram là một nền tảng tin nhắn tức thời cũng phổ biến như Messenger, Wechat, Zalo, WhatsApp hay Line.

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Ông Trần Hồng Thái, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã vào "điểm nóng" để xử lý những tồn đọng tại dự án trọng điểm hồ thủy lợi Ta Hoét.

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar