16/03/2025 11:52 GMT+7

PGS ĐH Cambridge nêu 4 lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế của Việt Nam

Phó giáo sư (PGS) chuyên ngành tài chính, tiến sĩ Nguyễn Đăng Bằng đánh giá Việt Nam có nền tảng và cơ hội để xây dựng thành công trung tâm tài chính quốc tế.

PGS ĐH Cambridge nêu 4 lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế của Việt Nam - Ảnh 1.

Phó giáo sư chuyên ngành tài chính, tiến sĩ Nguyễn Đăng Bằng, Trường quản lý kinh doanh Judge Business School, Đại học Cambridge - Ảnh: FTU

Trong cuộc trao đổi mới đây với phóng viên TTXVN tại Vương quốc Anh, PGS Nguyễn Đăng Bằng từ Trường quản lý kinh doanh Judge Business School, Đại học Cambridge cho biết mặc dù quy mô nền kinh tế Việt Nam hiện tại chưa lớn, nhưng nếu duy trì được đà tăng trưởng tốt như hiện nay, việc hình thành một trung tâm tài chính quốc tế ở Việt Nam là tất yếu khách quan khi quy mô nền kinh tế phát triển.

Việt Nam có những lợi thế gì?

Theo ông Bằng, với mục tiêu xây dựng một trung tâm tài chính quốc tế không chỉ phục vụ nhu cầu về vốn và những yêu cầu tài chính của Việt Nam mà còn phục vụ thế giới, Việt Nam có những nền tảng để thực hiện mục tiêu này.

Thứ nhất, Việt Nam có nền kinh tế rất mở, hiện nay được coi là một trong 5 nền kinh tế mở nhất trên thế giới, với chỉ số giá kim ngạch xuất nhập khẩu/tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là hơn 1,5 lần. Nền kinh tế mở kéo theo giao thương tài chính mở, là cơ sở và điều kiện tốt để phát triển trung tâm tài chính quốc tế.

Thứ hai, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở châu Á, giữa Đông Nam Á và Đông Á, nơi có tốc độ phát triển kinh tế lớn nhất thế giới.

Ông Bằng cho rằng đây là thuận lợi lớn khi Việt Nam nằm ở một trung tâm năng động, với nhu cầu về tài chính và dịch vụ tài chính rất lớn và phần lớn những sản phẩm và dịch vụ của một thị trường tài chính quốc tế hiện đã có ở khu vực.

Tiếp đến, Việt Nam là một nước tương đối lớn, có hơn 100 triệu dân với dân số trẻ và có một thị trường nội địa quan trọng.

Theo ông Bằng, đây là nền tảng tốt và là một lợi thế so với một số trung tâm tài chính hiện nay ở khu vực, ví dụ như Singapore, trung tâm tài chính quốc tế lớn nhất châu Á, một quốc gia nhỏ chỉ khoảng 6 triệu dân và diện tích tương đương đảo Phú Quốc.

Cuối cùng, Việt Nam có lợi thế địa chính trị trong khu vực để phát triển trung tâm tài chính quốc tế mà không phải quốc gia nào cũng có.

Điều kiện để hình thành trung tâm tài chính quốc tế

Bên cạnh đó ông Bằng đã chỉ ra những điều kiện cơ bản để hình thành và phát triển trung tâm tài chính quốc tế mà Việt Nam hiện còn thiếu hoặc còn yếu và sẽ phải đầu tư để đáp ứng những điều kiện này.

Cụ thể, điều kiện đầu tiên là nền tảng luật pháp điều chỉnh hoạt động của trung tâm tài chính quốc tế, một trong những nền tảng phức tạp nhất mà không nhiều nước trên thế giới làm được.

Ông cho biết một trong những tài sản lớn nhất của Anh, khiến London trở thành một trong những trung tâm tài chính quốc tế lớn nhất thế giới, là hệ thống luật pháp nghìn năm tuổi của nước này, với tính ổn định rất cao đồng thời có độ mở rất cao, giúp bảo vệ mạnh mẽ, hiệu quả tài sản của nhà đầu tư và trừng phạt những vi phạm pháp luật trên thị trường tài chính quốc tế London.

Theo ông Bằng, chức năng lớn nhất của cơ quan quản lý thị trường tài chính quốc tế là làm luật và thực hiện luật để điều tiết, thay vì cản trở hoạt động của thị trường. Ông nhấn mạnh, hiện nay Việt Nam hầu như không có các chuyên gia trong lĩnh vực này, và cũng chưa có kinh nghiệm để điều chỉnh vấn đề này.

Vì vậy, ngay từ bây giờ Việt Nam phải chuẩn bị nền tảng pháp lý sẵn sàng khi thị trường tài chính đi vào hoạt động.

Điều kiện thứ hai là đảm bảo nguồn nhân lực tại chỗ để phục vụ hoạt động của trung tâm tài chính quốc tế.

Nguồn nhân lực này phải có sức cạnh tranh toàn cầu trong ngành tài chính, gồm 3 trụ cột: tài chính; công nghệ gắn với tài chính, gồm ngành khoa học máy tính và khoa học dữ liệu và nguồn nhân lực.

Điều kiện tiếp theo là đảm bảo hạ tầng phần cứng. Ông Bằng cho rằng Việt Nam đang làm nhanh, thậm chí tốt hơn nhiều nước, về phát triển hạ tầng phần cứng như đường truyền internet, kết nối giao thông, kết nối sân bay.

Tuy nhiên ông nhấn mạnh hạ tầng phần cứng phải bao gồm trường học và bệnh viện đạt chuẩn quốc tế, bởi một trung tâm tài chính phục vụ khách hàng quốc tế phải đảm bảo tốt những hạ tầng cơ bản như y tế, giáo dục.

Lợi thế của TP.HCM

Ngoài ra ông Bằng nhấn mạnh muốn trở thành một trung tâm tài chính quốc tế, Việt Nam phải có khả năng thu hút nhân tài thế giới.

Tại Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế trong việc thu hút nhân tài và các nhà đầu tư quốc tế, với sức hấp dẫn về văn hóa, lịch sử lâu đời và đời sống xã hội phong phú, so với Singapore, đối thủ cạnh tranh lớn nhất ở khu vực về phát triển trung tâm tài chính quốc tế.

Fintech là bệ phóng để trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM 'cất cánh'

TP.HCM đang đứng trước cơ hội 'ngàn năm có một' để xây dựng trung tâm tài chính quốc tế. Để tạo lợi thế cạnh tranh, TP cần tạo ra những khác biệt và Fintech chính là 'con át chủ bài' lợi hại để TP.HCM bứt phá.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Chuyến công du của Thủ tướng sẽ đề ra biện pháp cụ thể để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Malaysia - Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này và Ukraine vừa trao đổi 270 binh sĩ và 120 dân thường mỗi bên.

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur từ ngày 24 đến 28-5.

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar