12/12/2024 08:11 GMT+7

Ông Yoon, Hàn Quốc và sự phân cực

Việc cảnh sát Hàn Quốc ngày 11-12 khám xét Văn phòng Tổng thống Yoon Suk Yeol và các văn phòng khác đánh dấu bước leo thang đáng kể của cuộc điều tra chống lại ông Yoon và các nhân vật khác trong vụ ban bố thiết quân luật.

Ông Yoon, Hàn Quốc và sự phân cực - Ảnh 1.

Người biểu tình kêu gọi luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol trước Quốc hội Hàn Quốc ở Seoul vào ngày 11-12 - Ảnh: REUTERS

Ông Yoon trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc phải đối mặt với một cuộc điều tra hình sự và có khả năng sẽ trở thành tổng thống đầu tiên của nước này bị bắt khi đang tại nhiệm.

Trong khi đó cựu bộ trưởng quốc phòng Kim Yong Hyun, đồng minh của ông Yoon, trở thành người đầu tiên chính thức bị bắt trong vụ thiết quân luật.

Ông Yoon bị điều tra gì?

Lệnh thiết quân luật kéo dài 6 giờ của Tổng thống Yoon Suk Yeol và bất ổn sau đó đã gây ra cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất tại Hàn Quốc kể từ cuối thập niên 1980.

Hiện ông Yoon bị cấm xuất cảnh, trong khi cảnh sát và công tố viên điều tra liệu ông và những người ủng hộ ông có phạm tội nổi loạn khi đưa binh sĩ vũ trang vào Quốc hội hồi tuần trước hay không.

Hôm 10-12, Quốc hội Hàn Quốc đã bổ nhiệm công tố viên đặc biệt để điều tra cáo buộc nổi loạn chống lại ông Yoon, bên cạnh các cuộc điều tra của cảnh sát và công tố viên.

Các cuộc điều tra tập trung vào việc ông Yoon triển khai binh sĩ có vũ trang đến Quốc hội ngay sau khi ban bố thiết quân luật đêm 3-12. Phe đối lập cáo buộc ông phạm tội nổi loạn khi điều binh sĩ ngăn cản nghị sĩ bỏ phiếu dỡ bỏ thiết quân luật - một quyền được Hiến pháp Hàn Quốc bảo đảm.

Đại tá Kim Hyun Tae, chỉ huy Đội đặc nhiệm 707, cho biết ông được lệnh ngăn chặn 150 nghị sĩ - đủ số cần thiết để thông qua việc bãi bỏ thiết quân luật - tập trung tại Quốc hội Hàn Quốc.

Hiện các công tố viên đang điều tra liệu ông Yoon có phạm tội nổi loạn, một tội danh có thể dẫn đến án tử hình hoặc tù chung thân, vì đã đưa binh sĩ vào Quốc hội. Trong những ngày gần đây, ông Yoon hầu như không xuất hiện trước công chúng.

Ông Yoon, Hàn Quốc và sự phân cực - Ảnh 2.

THANH BÌNH tổng hợp

Phân cực chính trị

Lãnh đạo Đảng Dân chủ đối lập, ông Lee Jae Myung, vẫn kiên quyết thúc đẩy việc phế truất Tổng thống Yoon.

Sau khi kiến nghị luận tội ông Yoon thất bại tại Quốc hội vào hôm 7-12 do Đảng Quyền lực nhân dân (PPP) tẩy chay bỏ phiếu, đảng của ông Lee dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức một cuộc bỏ phiếu khác về kiến nghị này và sẽ làm như vậy cho đến khi ông Yoon bị luận tội.

Theo New York Times, quyết định bất ngờ của Tổng thống Yoon áp đặt lệnh thiết quân luật, lần đầu tiên sau 45 năm, xuất phát từ tình hình chính trị ngày càng phân cực tại Hàn Quốc.

Ông Yoon được cho là vừa bất đồng vừa lo ngại về ông Lee Jae Myung và phe đối lập - những người đang kiểm soát Quốc hội. Với ưu thế đa số, đảng của ông Lee có thể dễ dàng bác bỏ các kế hoạch do ông Yoon đề xuất.

Cuộc đấu tranh quyền lực giữa ông Lee và ông Yoon càng căng thẳng bởi sự khác biệt lớn giữa họ.

Ông Lee, xuất thân từ gia đình nghèo, trở thành luật sư nhân quyền và chính trị gia đại diện tầng lớp thấp, nhưng bị chỉ trích là "dân túy".

Ngược lại ông Yoon - con trai một giáo sư, học trường danh giá và là công tố viên nổi tiếng - lại bị xem là xa rời người dân thường dù theo đuổi chính sách thân thiện với doanh nghiệp.

Trong cuộc bầu cử năm 2022, ông Yoon đánh bại ông Lee với tỉ lệ sít sao. Kể từ đó, chính phủ của ông Yoon đã "truy đuổi" ông Lee bằng một loạt cáo buộc tham nhũng và các tội danh khác. Ông Lee bác bỏ chúng, gọi chính phủ của ông Yoon là "chế độ độc tài của các công tố viên".

Trong cuộc đối đầu lần hai vào tháng 4 năm nay, đảng của ông Lee giành chiến thắng áp đảo trước Đảng PPP cầm quyền. Với thế đa số, Đảng Dân chủ của ông Lee đã chặn các dự luật, kế hoạch ngân sách của ông Yoon và tìm cách luận tội nhiều quan chức do ông bổ nhiệm.

Khi tỉ lệ ủng hộ giảm sút vì sai lầm chính sách và bê bối của vợ, ông Yoon ban bố thiết quân luật để chống lại "độc tài lập pháp" của phe đối lập, nhưng quyết định này lại gây phẫn nộ trong dân chúng.

Ông Oh Dong Woon, giám đốc Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) của Hàn Quốc và là một trong những cơ quan đang điều tra vụ thiết quân luật, cho biết văn phòng của ông "sẵn sàng" bắt giữ Tổng thống Yoon nếu đủ điều kiện.

"Nếu tình hình cho phép, chúng tôi sẽ cố gắng bắt giữ khẩn cấp hoặc bắt giữ dựa trên lệnh của tòa án. Chúng tôi sẽ thực hiện mọi biện pháp có thể", ông Oh nói vào ngày 11-12.

Cựu bộ trưởng Kim Yong Hyun tự tử bất thành

Ngày 11-12, Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho biết cựu bộ trưởng quốc phòng Kim Yong Hyun đã tìm cách tự tử khi bị giam tại một cơ sở giam giữ ở Seoul với cáo buộc nổi loạn. Tuy nhiên nỗ lực tự tử bất thành và hiện ông đã ổn định sức khỏe.

Người ta phát hiện ông Kim định treo cổ tự tử bằng một sợi dây làm từ đồ lót trong phòng tắm tại Trung tâm giam giữ Dongbu Seoul vào lúc 23h52 tối 10-12, ngay trước khi tòa án phát lệnh bắt giữ chính thức, theo Yonhap.

'Hàn Quốc cần gấp lãnh đạo lâm thời'

Cựu tổng thống Moon Jae In cho rằng Tổng thống Yoon Suk Yeol không thể tránh khỏi bị luận tội, do đó Hàn Quốc cần gấp một lãnh đạo tạm quyền 'hợp pháp'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Theo sắc lệnh, Chính phủ Mỹ sẽ có biện pháp nếu các công ty dược phẩm trong thời gian tới không đạt được tiến triển đáng kể cho nỗ lực giảm giá thuốc tại Mỹ cho bằng các quốc gia phát triển khác.

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Điện Kremlin chỉ trích nội dung của “tối hậu thư” ngừng bắn do châu Âu đưa ra, cho rằng cách dùng từ là không thể chấp nhận.

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Thỏa thuận thuế Mỹ - Trung đạt được tại Geneva được Trung Quốc đánh giá là bước đi tích cực, mở ra triển vọng nối lại đối thoại và giảm căng thẳng thương mại.

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Trong buổi tiếp kiến đầu tiên với báo giới, Giáo hoàng Leo XIV cũng nhắc nhở các phóng viên cần hành xử có trách nhiệm khi sử dụng AI.

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Nhắc nhở chỉ còn vài giờ trước ngày 12-5 để Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn do châu Âu đề xuất, phía Đức cho rằng Ukraine đã nhượng bộ và giờ đến lượt Matxcơva đáp lại.

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Chiều 12-5, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus.

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar