17/08/2022 12:14 GMT+7

Ông Vương Đình Huệ: 'Quốc hội làm hết việc chứ không hết giờ'

THÀNH CHUNG
THÀNH CHUNG

TTO - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng nên dành quyền linh hoạt cho chủ tọa và cho Quốc hội trong điều hành phiên họp, theo tinh thần "Quốc hội làm hết việc chứ không hết giờ".

Ông Vương Đình Huệ: Quốc hội làm hết việc chứ không hết giờ - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp sáng 17-8 - Ảnh: PHẠM THẮNG

Sáng 17-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo nghị quyết ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết dự thảo nội quy sửa đổi lần này gồm 24 vấn đề mới.

Theo đó, quy định cụ thể hơn trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong việc tham dự kỳ họp, sửa đổi quy định về tài liệu kỳ họp; bổ sung quy định về hình thức phiếu điện tử, quy định về kỳ họp bất thường, quy định thủ tục giới thiệu tại phiên khai mạc và phiên bế mạc; về hình thức làm việc trực tuyến, trực tiếp kết hợp trực tuyến; quy định phân công người trình bày.

Bổ sung quy định về quyền tranh luận của đại biểu Quốc hội; thẩm quyền cho chủ tọa, người điều hành phiên họp toàn thể; quy định về chất vấn; hình thức biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử...

Dự thảo quy định cụ thể hơn nghi thức tuyên thệ, bổ sung trình tự xem xét, thông qua nghị quyết thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, quy định rõ quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết kỳ họp...

Ông Cường cho biết trong quá trình thảo luận có một số vấn đề còn ý kiến khác nhau.

Về thời gian phát biểu của đại biểu tại phiên họp toàn thể, có ý kiến đề nghị sửa đổi quy định là 5 phút, có ý kiến đề nghị giữ nguyên 7 phút như nội quy hiện hành.

Về tranh luận, chất vấn lại, có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định đại biểu Quốc hội có quyền tranh luận với người bị chất vấn để làm rõ hơn vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Có ý kiến cho rằng nếu người trả lời chất vấn giải trình chưa rõ thì đại biểu Quốc hội cần tranh luận, truy vấn đến cùng nhằm làm sáng tỏ vấn đề và không chỉ đại biểu có câu hỏi mà đại biểu khác có cùng sự quan tâm cũng có quyền tranh luận với người bị chất vấn.

Còn chất vấn lại được hiểu là đại biểu đã chất vấn nhưng không hài lòng với câu trả lời thì có quyền chất vấn lại người bị chất vấn.

Nêu ý kiến thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng tranh luận trong chất vấn là quyền của đại biểu, không nên giới hạn chỉ những đại biểu đặt câu hỏi mới có quyền tranh luận.

"Chỉ không tranh luận giữa các đại biểu với nhau, còn tranh luận đối với bộ trưởng, trưởng ngành, người trả lời chất vấn thì hợp lý, dù không hỏi vẫn có thể tranh luận, đó là quyền của đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng, đại biểu nào chất vấn được ưu tiên tranh luận trước", ông Huệ nêu.

Ông Huệ cũng đề nghị quy định các đại biểu không được lạm dụng tranh luận để chất vấn vấn đề khác. Thời gian không quá 1 phút theo ông Huệ là phù hợp và nên chính thức hóa. Ông dẫn chứng 1 phút mà biết hỏi, có đại biểu hỏi được 3 câu. Nếu quy định 2 phút, đại biểu hỏi 6 câu thì bộ trưởng sẽ rất khó trả lời.

Đối với thời gian phát biểu của đại biểu tại phiên họp toàn thể, Chủ tịch Quốc hội cho rằng 7 phút là phù hợp, không nên rút xuống.

Ông nói quan trọng là làm sao để có nhiều người tham gia phát biểu, nhất là những phiên thảo luận về kinh tế - xã hội. Người điều hành, chủ tọa có thể xin phép giảm thời gian xuống, nhưng không nên giảm dưới 5 phút, và được sự đồng ý của Quốc hội mới thực hiện.

Theo ông, nên dành quyền linh hoạt cho chủ tọa và cho Quốc hội trong điều hành phiên họp, theo tinh thần "Quốc hội làm hết việc chứ không hết giờ".

"Tại khóa XIII, XIV chúng ta đã cho kéo dài thời gian phiên họp có thể không phải 17h mà 17h30, 18h, thậm chí 19h. Có những phiên đông người, nội dung thảo luận nhiều thấy cần thiết kéo dài thì làm nhưng với điều kiện được Quốc hội đồng tình mới làm", ông Huệ nhấn mạnh.

Chính phủ đề xuất quy định tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự

TTO - Theo thượng tướng Nguyễn Tân Cương - tổng tham mưu trưởng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự là mức độ cao nhất của thảm họa, sự cố về phòng thủ dân sự.

THÀNH CHUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thay đổi trung tâm hành chính tỉnh Đồng Tháp, trụ sở cũ tính sao?

Khi trung tâm chính trị hành chính tỉnh Đồng Tháp thay đổi, các trụ sở dôi dư ở trung tâm phường Cao Lãnh sẽ xử lý ra sao? Chính quyền hai cấp vận hành có khó khăn gì hay không?... là quan tâm của nhiều cử tri ở Đồng Tháp, chiều 3-7.

Thay đổi trung tâm hành chính tỉnh Đồng Tháp, trụ sở cũ tính sao?

Bộ trưởng Công an nói về vai trò, sứ mệnh Công an nhân dân trong kỷ nguyên mới

Theo Đại tướng Lương Tam Quang, một trong những vai trò, sứ mệnh của Công an nhân dân với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong kỷ nguyên mới là giữ vững vai trò nòng cốt bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ Đảng, Nhà nước...

Bộ trưởng Công an nói về vai trò, sứ mệnh Công an nhân dân trong kỷ nguyên mới

Đoạn nối cao tốc TP.HCM - Long Thành với vành đai 3 lỡ hẹn tháng 6 do mưa

Theo kế hoạch, đến ngày 30-6-2025, lối giữa cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với cầu Nhơn Trạch và vành đai 3 sẽ kết nối. Tuy nhiên đến nay việc này vẫn chưa thể. Lý do được đưa ra… do mưa.

Đoạn nối cao tốc TP.HCM - Long Thành với vành đai 3 lỡ hẹn tháng 6 do mưa

Phó thống đốc: Lãi suất cho vay bình quân 6,38%, tăng trưởng tín dụng cao nhất từ 2023

Lãi suất cho vay bình quân ở mức 6,38%/năm, giảm khoảng 0,6%/năm so với cuối năm 2024, theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Phó thống đốc: Lãi suất cho vay bình quân 6,38%, tăng trưởng tín dụng cao nhất từ 2023

Cát về công trình vành đai 3 nhanh hơn nhờ 'luồng xanh' đường thủy

Sau khi được cấp “luồng xanh” để chở vật liệu cát từ miền Tây về xây dựng công trình vành đai 3, TP.HCM đã rút ngắn được thời gian, góp phần thúc đẩy tiến độ các gói thầu.

Cát về công trình vành đai 3 nhanh hơn nhờ 'luồng xanh' đường thủy

Công an đặc khu Thổ Châu lập 5 tổ chuyên môn, nghiệp vụ

Công an đặc khu Thổ Châu có 5 tổ chuyên môn, nghiệp vụ, gồm: tổ tổng hợp, tổ an ninh, tổ cảnh sát trật tự, tổ cảnh sát phòng chống tội phạm và tổ cảnh sát khu vực giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ cuộc sống bình yên người dân nơi đảo xa.

Công an đặc khu Thổ Châu lập 5 tổ chuyên môn, nghiệp vụ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar