04/05/2025 09:34 GMT+7

Ông Trump và ngân sách cho 'Nước Mỹ trên hết'

Đề xuất ngân sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng mạnh chi tiêu quốc phòng và an ninh nội địa, đồng thời cắt giảm dữ dội ngân sách đối ngoại, khiến nội bộ Đảng Cộng hòa chia rẽ, Đảng Dân chủ phản đối quyết liệt.

ông Trump - Ảnh 1.

Nguồn: Newsfromthestates.com - Dữ liệu: THANH BÌNH - Đồ họa: N.KH.

Trong thư gửi Quốc hội Mỹ ngày 2-5, Tổng thống Donald Trump tiết lộ đề xuất ngân sách cho năm tài chính 2026, thể hiện rõ nét nhất cho đến nay về các ưu tiên của chính quyền ông.

Kế hoạch phản ánh rõ tầm nhìn "Nước Mỹ trên hết", tăng đáng kể kinh phí cho quốc phòng và an ninh nội địa, song cắt giảm quy mô lớn các khoản chi cho giáo dục, viện trợ nước ngoài, môi trường, y tế và các chương trình hỗ trợ công cộng khác.

Tăng cường an ninh

Chi tiêu quốc phòng sẽ tăng thêm 13% (tương đương 113 tỉ USD), lên mức 1.000 tỉ USD, tập trung vào việc đóng tàu, đối phó "hành động gây hấn" của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, và xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa có tên "Mái vòm vàng cho nước Mỹ".

Trong khi đó, Bộ An ninh nội địa sẽ được tăng ngân sách gần 65%, tương đương 42,3 tỉ USD. Khoản tiền này sẽ được phân bổ chủ yếu để "triển khai toàn diện chiến dịch trục xuất quy mô lớn" và hoàn tất xây dựng bức tường biên giới phía tây nam, cùng các biện pháp an ninh khác.

Mặt khác, Bộ Ngoại giao và các chương trình quốc tế phải đối mặt với mức cắt giảm lớn nhất - gần 84%, tương đương 49,1 tỉ USD. Trong đó khoản cắt 8,33 tỉ USD dành cho hỗ trợ phát triển, dân chủ và kinh tế, cùng 3,2 tỉ USD viện trợ cứu trợ thiên tai quốc tế, với lý do "vượt quá khả năng chi trả".

Tổng cộng có 15 khoản cắt giảm khác nhau đối với Bộ Ngoại giao và các chương trình quốc tế, ảnh hưởng đến các sứ mệnh gìn giữ hòa bình, trao đổi giáo dục và văn hóa, tài trợ cho Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức quốc tế khác.

Phản ứng trái chiều

Đề xuất ngân sách mới đã tạo ra các phản ứng khác nhau ngay chính trong nội bộ Đảng Cộng hòa.

Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson gọi đây là "bản kế hoạch táo bạo phản ánh các giá trị của những người Mỹ chăm chỉ và cam kết đối với sức mạnh cũng như sự thịnh vượng của nước Mỹ", đồng thời khẳng định Đảng Cộng hòa tại Hạ viện sẵn sàng hợp tác với Tổng thống Trump để có một ngân sách có trách nhiệm.

Tuy nhiên, một số thành viên cứng rắn trong đảng vẫn chưa hài lòng. Dân biểu Cộng hòa Mike D. Rogers, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện, lo ngại đề xuất này "không phản ánh một lộ trình thực tế để xây dựng năng lực quân sự cần thiết nhằm đạt được chương trình nghị sự "Hòa bình thông qua sức mạnh" của Tổng thống Trump".

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitch McConnell cũng bình luận: "Không thể mong các đồng minh lắng nghe lời kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng hằng năm nếu chính chúng ta không sẵn sàng nêu gương".

Về phía Đảng Dân chủ, lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer tuyên bố sẽ "chiến đấu với bản ngân sách vô cảm này bằng tất cả những gì chúng tôi có".

Nếu các nghị sĩ Cộng hòa quyết định đồng thuận với kế hoạch của Nhà Trắng, họ có thể đối mặt với nguy cơ mất sự ủng hộ của Đảng Dân chủ cho cột mốc ngân sách tiếp theo trong chưa đầy năm tháng tới, đặc biệt tại Thượng viện, nơi Đảng Cộng hòa thiếu phiếu để vượt qua "chiến thuật ngăn chặn" (filibuster).

Báo Washington Post nhận định dù các khoản cắt giảm có khả năng không trở thành hiện thực vì quốc hội trước đây từng bác bỏ nhiều đề xuất của ông Trump, song đề xuất ngân sách này là tín hiệu quan trọng về các ưu tiên của chính quyền Trump 2.0, đồng thời cho thấy một cuộc tranh đấu lớn về ngân sách đang ở phía trước.

Một quan chức cấp cao tại Văn phòng Quản lý và ngân sách cho biết: "Chúng tôi đang làm việc với quốc hội để xem họ sẽ thông qua những gì, và tôi tin rằng họ có quan tâm đến việc thông qua các khoản cắt giảm".

Lịch trình tiếp theo

Năm tài chính hiện tại của Mỹ kết thúc vào ngày 30-9 và các cuộc đàm phán sẽ trở nên căng thẳng vào cuối mùa hè. Nhà Trắng dự kiến gửi bản đề xuất ngân sách đầy đủ trong tháng 5, bao gồm hàng trăm trang trình bày chi tiết phân bổ ngân sách cho từng chương trình và cơ quan, cung cấp cho quốc hội thông tin cụ thể hơn nhiều so với tài liệu dài 46 trang vừa được gửi đi ngày 2-5. Quốc hội không bắt buộc phải tuân theo đề xuất này, chỉ coi đây như một bản phác thảo sơ bộ để tham khảo.

Kinh tế Mỹ chỉ đang trong 'giai đoạn chuyển tiếp', ông Trump trấn an

Trước các số liệu tiêu cực và chỉ trích của các chuyên gia về việc chính sách thuế quan có thể khiến nền kinh tế Mỹ suy thoái, ông Trump cho rằng đây chỉ là giai đoạn chuyển tiếp và lạc quan về kết quả sắp tới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar