31/10/2019 10:28 GMT+7

Ông Trump đăng ảnh chỉnh sửa chó nghiệp vụ tiêu diệt trùm IS gây tranh cãi

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Bức hình Tổng thống Trump đăng lên Twitter đã bị chỉnh sửa, thay hình một cựu quân nhân bằng hình con chó góp công lớn trong chiến dịch tiêu diệt trùm IS, đang khiến mạng xã hội xôn xao.

Ông Trump đăng ảnh chỉnh sửa chó nghiệp vụ tiêu diệt trùm IS gây tranh cãi - Ảnh 1.

Twitter của ông Trump đăng lại tấm hình đã chỉnh sửa, thay hình chú chó tham gia chiến dịch vây diệt trùm khủng bố IS vào vị trí hình ảnh một cựu quân nhân từng được trao Huân chương danh dự năm 2017 - Ảnh chụp lại màn hình

Theo báo Guardian (Anh), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng lên tài khoản Twitter một bức ảnh "giả" (ảnh đã được chỉnh sửa, thay đổi bằng kỹ thuật cắt, ghép), trong đó có hình ông trao Huân chương danh dự (Medal of Honor) cho chú chó nghiệp vụ của quân đội đã tham gia chiến dịch vây bắt, tiêu diệt trùm khủng bố IS Baghdadi.

Bức ảnh này rõ ràng là sản phẩm của trang Daily Wire, một trang web theo quan điểm bảo thủ, đăng lên.

Trang này đã sửa đổi một phiên bản gốc của bức hình chụp lúc ông Trump trao tặng huân chương danh dự năm 2017 cho ông James McCloughan, một bác sĩ quân đội về hưu, vì những đóng góp của ông trong việc cứu được mạng sống cho 10 binh sĩ trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam.

Huân chương danh dự là tấm huân chương cao quý nhất trong quân đội được trao cho những quân nhân Mỹ vì những hành động dũng cảm xuất sắc của họ.

Trong bức hình ông Trump đưa lên Twitter, phần đầu của ông McCloughan đã bị thay bằng đầu của chú chó nghiệp vụ (được cho là có tên Conan) đang thè lưỡi.

Ông Trump đăng ảnh chỉnh sửa chó nghiệp vụ tiêu diệt trùm IS gây tranh cãi - Ảnh 2.

Bức hình do Tổng thống Trump đăng lên Twitter đã thay hình cựu chiến binh James McCloughan bằng hình của chú chó đã tham gia chiến dịch vây diệt trùm khủng bố IS, Abu Bakr al-Baghdadi - Ảnh: AP

Cựu chiến binh McCloughan đã phá lên cười khi một phóng viên báo New York Times chỉ cho ông xem hai bức hình. Những chú chó trong quân đội "rất dũng cảm", ông nói.

Với người trong cuộc là vậy, nhưng với cư dân mạng, bức ảnh đã thu hút hàng ngàn lời bình luận cũng như những lượt tweet lại. Nhiều người dùng Twitter chỉ trích ông Trump vì đã chỉnh sửa ảnh trong thời đại mà những bức ảnh và video bị làm giả rất dễ bị thao túng để phát tán thông tin sai lệch.

Cũng có người dùng nói đùa là ông Trump phải chỉnh sửa bức ảnh vì hẳn là con chó sẽ cắn ông ấy nếu ông cố tình trao cho nó một phần thưởng.

Bức ảnh ông Trump theo dõi chiến dịch tiêu diệt thủ lĩnh IS thật hay dàn dựng?

TTO - Trong bức ảnh, quây quanh ông Trump là một số quan chức cấp Mỹ, gồm cả Phó tổng thống Mike Pence, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper và chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ Mark Milley.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thông tin ông Duterte đã được trả tự do và trở về làm thị trưởng Davao là giả

Một số người dùng Facebook chia sẻ ảnh cũ của ông Duterte khiến nhiều người lầm tưởng cựu tổng thống Philippines đã thực sự trở về nước.

Thông tin ông Duterte đã được trả tự do và trở về làm thị trưởng Davao là giả

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Sự thật về video ông Trump nói 'tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ'

Theo Hãng tin AFP, đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy ông Trump tuyên bố "tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ" thực chất là tin giả.

Sự thật về video ông Trump nói 'tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ'

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Luôn phải cảnh giác khi bị thúc giục chuyển tiền, nhận link chuyển khoản

Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, không truy cập và đăng nhập thông tin tài khoản ngân hàng hoặc thông tin thẻ tín dụng tại bất kỳ đường link theo yêu cầu qua điện thoại, tin nhắn hoặc email không rõ nguồn gốc.

Luôn phải cảnh giác khi bị thúc giục chuyển tiền, nhận link chuyển khoản
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar