30/05/2025 10:45 GMT+7

Đối phó tòa án, Nhà Trắng xem xét áp thuế quan 15% với nước ngoài

Nhà Trắng được cho là đang xem xét những phương án dự phòng áp thuế quan khác với nước ngoài, trong đó có việc áp tạm 15% thuế trong 150 ngày.

thuế quan - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 28-5 - Ảnh: REUTERS

Theo báo Wall Street Journal ngày 29-5, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang nghiên cứu các phương án dự phòng cho trường hợp tòa án hủy bỏ những chính sách thuế quan đã được công bố.

Phương án áp thuế quan 15% trong 150 ngày

Cụ thể, Nhà Trắng đang xem xét biện pháp tạm thời dựa theo điều 122 của Đạo luật Thương mại năm 1974, vốn chưa từng được áp dụng. Điều khoản này cho phép chính quyền áp thuế lên đến 15% trong vào 150 ngày để giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại với nước ngoài.

Nếu biện pháp này được áp dụng, đội ngũ của ông Trump sẽ có thêm thời gian để thiết kế các khoản thuế cụ thể cho từng đối tác thương mại lớn dựa trên điều 301 của đạo luật 1974 trên, vốn được dùng để chống lại các chính sách thương mại không công bằng của nước ngoài.

Đây được xem là động thái cẩn trọng của Nhà Trắng trong bối cảnh Tòa án Thương mại quốc tế Mỹ hôm 28-5 đã ra phán quyết khẳng định Tổng thống Trump không có đủ thẩm quyền ban hành các khoản thuế quan nặng nề đối với nước ngoài. Điều này đồng nghĩa các chính sách thuế quan của ông Trump bị tuyên bất hợp pháp.

Nhà Trắng ngay lập tức kháng cáo phán quyết trên và tòa phúc thẩm liên bang đã cho phép các khoản thuế tiếp tục có hiệu lực trong thời gian thụ lý và xét xử vụ kiện này.

Phương án sử dụng điều 301 đòi hỏi một quy trình thông báo và lấy ý kiến kéo dài. Tuy nhiên giới chức Nhà Trắng cho rằng nó có cơ sở pháp lý vững chắc hơn so với chính sách thuế quan vừa bị tuyên bất hợp pháp trên.

Nguồn thạo tin của WSJ khẳng định Nhà Trắng vẫn đang thảo luận về phương án này, nhưng chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra.

Dù chưa được công khai nhưng phương án trên đã phần nào được ông Peter Navarro, cố vấn tổng thống về thương mại và sản xuất, xác nhận.

Khi được phóng viên Hãng tin Bloomberg hỏi về việc Washington có đang định dùng điều 122 và điều 301 không, ông Navarro khẳng định "đó là những điều đang được cân nhắc".

Ngày 29-5, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cũng đã xác nhận chính phủ đang cân nhắc các phương án áp thuế khác trong thời gian kháng cáo Tòa Thương mại quốc tế.

Nhà Trắng được gì, mất gì?

thuế quan - Ảnh 2.

Cố vấn tổng thống Mỹ về thương mại và sản xuất Peter Navarro phát biểu tại Nhà Trắng ngày 29-5 - Ảnh: REUTERS

Khả năng thay đổi phương án áp thuế trên phản ánh những thách thức mà chính sách thương mại quyết liệt của ông Trump đang đối mặt.

Từ đầu nhiệm kỳ, thay vì sử dụng quyền lực truyền thống được Quốc hội giao phó cho tổng thống, ông Trump và các cộng sự lại ưu tiên tiếp cận theo hướng diễn giải mới mẻ, xoáy vào các "vùng xám" trong luật thương mại để có thể sử dụng các quyền khẩn cấp hiếm thấy.

Điều này cho phép Nhà Trắng nhanh chóng áp đặt các mức thuế diện rộng như đã thấy trong vài tháng qua. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ điểm yếu là có nền tảng pháp lý yếu, có thể bị tòa án vô hiệu. Do đó, đội ngũ của tổng thống Mỹ đang tìm cách tiếp cận theo hướng an toàn hơn bằng một biện pháp dự phòng.

Tuy nhiên cách làm này cũng không phải không có rủi ro. Các cấp tòa án có thể xem việc Nhà Trắng quyết định dùng một điều khoản luật khác để áp thuế như lời ngầm thừa nhận chịu thua trong việc kháng cáo phán quyết của Tòa Thương mại quốc tế.

Ông Everett Eissenstat, nguyên phó giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, cho biết: "Chính phủ có thể nhanh chóng chuyển sang áp dụng những phương án khác, nhưng làm như vậy trong thời gian quá trình kháng cáo phương án cũ vẫn đang diễn ra có thể bị xem là biểu hiện thiếu tin tưởng vào quyết định cuối cùng của mình".

Tuy nhiên, việc chuyển sang phương án mới vẫn có thể tạo lợi thế cho chính quyền ông Trump.

Cách làm này sẽ đảm bảo các chính sách thuế quan được tiến hành xuyên suốt, không bị gián đoạn, qua đó đảm bảo vị thế và sức ép của Nhà Trắng trên bàn đàm phán thương mại.

Trong đơn yêu cầu tạm hoãn khẩn cấp phán quyết của Tòa Thương mại quốc tế, chính quyền ông Trump đã khẳng định phán quyết này "đe dọa các cuộc đàm phán đang diễn ra với hàng chục quốc gia bằng cách làm suy giảm đáng kể đòn bẩy của tổng thống và làm suy yếu cơ sở của các cuộc đàm phán đó".

Nghị sĩ Mỹ: Việt Nam có quan hệ đặc biệt, ngày càng quan trọng với Mỹ

Một nhóm nghị sĩ Mỹ nhìn Việt Nam như một đối tác có quan hệ đặc biệt và vai trò ngày càng quan trọng với nước này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TKV định hướng 4 trụ cột: 'Xanh - số - hiệu quả - bền vững'

Ngày 17-7, tại Quảng Ninh, Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

TKV định hướng 4 trụ cột: 'Xanh - số - hiệu quả - bền vững'

Bộ Nội vụ đề xuất tăng lương tối thiểu 7,2% từ ngày 1-1-2026

Bộ Nội vụ vừa đề xuất tăng lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động với mức 7,2% từ ngày 1-1-2026.

Bộ Nội vụ đề xuất tăng lương tối thiểu 7,2% từ ngày 1-1-2026

Từ hai vụ khởi tố về an toàn thực phẩm

Mới đây, 18 cán bộ ở Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) bị khởi tố với cáo buộc nhận hối lộ hàng trăm tỉ đồng để cấp khống cho 10.000 giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm cho một số công ty tại Hà Nội và các tỉnh thành.

Từ hai vụ khởi tố về an toàn thực phẩm

Trung Quốc nhìn nhận tình hình kinh tế 'rất nghiêm trọng và phức tạp'

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đánh giá kinh tế nước này vẫn đang đối mặt với 'tình hình rất nghiêm trọng và phức tạp'.

Trung Quốc nhìn nhận tình hình kinh tế 'rất nghiêm trọng và phức tạp'

Giá gạo tăng gấp đôi, dân Nhật nổi giận

Giá gạo Nhật Bản trong tháng 6 tăng kỷ lục 99,2% đã đẩy ông Ishiba vào thế khó trước thềm bầu cử Thượng viện cuối tuần này.

Giá gạo tăng gấp đôi, dân Nhật nổi giận

Ông Trump muốn 'Làm cho nước Mỹ khỏe mạnh trở lại'

Hàng loạt công ty tại Mỹ đã cam kết loại bỏ hoàn toàn phẩm màu nhân tạo khỏi sản phẩm bán lẻ trước năm 2028, đánh dấu bước tiến mới trong làn sóng 'làm sạch thực phẩm' đang lan rộng tại Mỹ.

Ông Trump muốn 'Làm cho nước Mỹ khỏe mạnh trở lại'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar