16/10/2019 10:46 GMT+7

Ông Trump buông nhưng không bỏ Syria

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan "dừng xâm lược" Syria ngay, trong bối cảnh Ankara quyết liệt với chiến dịch tấn công quân sự người Kurd ở đông bắc Syria.

Ông Trump buông nhưng không bỏ Syria - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đúng với quyết định rút quân khỏi Syria? - Ảnh: Reuters

Bất kỳ ai muốn hỗ trợ Syria trong việc bảo vệ người Kurd đều tốt đối với tôi, dù đó là Nga, Trung Quốc hay (Hoàng đế Pháp) Napoleon Bonaparte. Tôi hi vọng tất cả họ làm tốt, trong khi chúng tôi nằm cách tới 7.000 dặm kia mà.

Ông Trump viết trên Twitter ngày 14-10

Ngày 15-10 (giờ VN), Phó tổng thống Mỹ Mike Pence tiết lộ ông Trump đã có cuộc điện đàm với ông Erdogan. Theo đó, nhà lãnh đạo Mỹ đã thúc ông Erdogan "dừng xâm lược, thực hiện lệnh ngừng bắn ngay lập tức và bắt đầu đàm phán với các lực lượng dân quân người Kurd ở Syria".

Trừng phạt chính thức Thổ Nhĩ Kỳ

Phó tổng thống Pence cho biết ông chủ Nhà Trắng đã chỉ đạo ông dẫn đầu một phái đoàn nhanh chóng đi tới khu vực để dàn xếp và tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn. "Đơn giản Mỹ sẽ không chấp nhận cuộc xâm lược Syria của Thổ Nhĩ Kỳ thêm được nữa!" - ông Pence nhấn mạnh.

Lời kêu gọi cứng rắn này cho thấy Mỹ không thể đứng nhìn Thổ Nhĩ Kỳ "được nước làm tới" dù Tổng thống Trump đã thông báo rút quân khỏi miền bắc Syria và không muốn quân đội Mỹ dính vào các cuộc chiến ở Trung Đông.

Tình huống "miệng nói buông nhưng lòng không thể bỏ" cũng được thấy rõ thông qua đòn trừng phạt cùng ngày của Washington, khi ông Trump ký sắc lệnh hành pháp áp đặt trừng phạt các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, tăng mức thuế quan từ 25% lên 50% với thép Thổ Nhĩ Kỳ và dừng đàm phán một thỏa thuận thương mại trị giá 100 tỉ USD với Ankara.

Việc ông Trump có phản ứng mạnh với chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria có thể nhằm giải quyết hậu quả từ việc rút quân khỏi bắc Syria, với mục đích cuối cùng là bảo vệ quyết định "chia tay" vùng đất đã bị chiến tranh tàn phá 8 năm nay.

Không thể nào có chuyện một nhà quân sự kiệt xuất như Napoleon Bonaparte, với những chiến công vang dội vào thế kỷ 19, có thể vượt thời gian đến hiện đại để hỗ trợ ông Trump. Rõ ràng tất cả lý lẽ ông Trump đưa ra, dù hợp lý hay vô lý, cuối cùng chỉ muốn làm rõ rằng quyết định rút quân là đúng đắn và không còn cách nào khác.

Bên cạnh đó, ông Trump lớn tiếng với Thổ Nhĩ Kỳ dường như nhằm để dập tắt những tiếng nói phản đối nhắm vào ông trong lòng nước Mỹ. Ông đang rất cần sự ủng hộ, đặc biệt từ các thành viên Đảng Cộng hòa, khi đối mặt với cuộc điều tra luận tội của Hạ viện Mỹ và cuộc bầu cử tổng thống năm tới.

Trò chơi may rủi

Theo Đài CNN, nhiều thành viên Đảng Cộng hòa, Đảng Dân chủ và các cựu quan chức Mỹ đã cảnh báo rằng việc ông Trump rút quân khỏi Syria sẽ trao chiến thắng cho Chính phủ Syria, Nga và Iran và rõ ràng đã phản bội người Kurd. Động thái này sẽ lật đổ những nỗ lực của Washington trong cuộc chiến chống IS và giảm uy tín của Mỹ với các đồng minh.

Tuy nhiên, cây bút Simon Jenkins tuần này bình luận trên báo Guardian rằng quyết định rút quân khỏi Syria của Tổng thống Trump là điều đúng đắn. "Không rõ động cơ của Tổng thống Trump khi bỏ rơi người Kurd là gì, nhưng việc Mỹ tiếp tục hiện diện trong các cuộc chiến ở nước ngoài là một thảm họa" - nhà bình luận Jenkins nêu quan điểm.

Theo ông, quân đội Mỹ không có lợi ích chiến lược nào để phải hiện diện ở Syria. Nếu quân Mỹ ở lâu thêm thì họ càng sa lầy vào vùng đất này. Còn nếu Mỹ muốn áp đặt một hình thức hòa bình nào đó, họ sẽ bị tất cả các bên công kích.

Giờ đây khi IS đã đến bờ vực bị hủy diệt và như ông Trump tuyên bố là đã "đánh bại IS 100%", Mỹ vốn đã có được những gì mình cần. Simon Jenkins cho rằng những cuộc chiến kéo dài như vậy đã cướp đi mạng sống của hàng trăm ngàn người và tốn kém hàng ngàn tỉ USD. Nhà bình luận này cho rằng quân Mỹ cần rời khỏi Syria như việc phải rời khỏi Iraq, Afghanistan, Saudi Arabia và vùng Vịnh.

Trước mắt, không rõ quyết tâm rút quân khỏi Syria của ông Trump sẽ được thực hiện đến nơi đến chốn hay không. Trang Politico nhận định với quyết định này, ông Trump đang chơi trò may rủi cho chiếc ghế tổng thống trên nền "một Trung Đông hỗn loạn". Ông Trump bỏ ngoài tai những chỉ trích từ hai đảng, với hi vọng các cử tri sẽ không quan tâm và tiếp tục ủng hộ ông trong cuộc bầu cử năm 2020.

Tuy nhiên, nếu thật sự tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) có thể tận dụng tình hình để hồi sinh, lấy lại những phần lãnh thổ mà Mỹ và các lực lượng khác cất công đánh chiếm và tiến hành các chiến dịch khủng bố quy mô, ông Trump có thể sẽ phải can thiệp trở lại. Nhưng biết đâu được lúc đó ông sẽ giao lại sứ mệnh này cho Thổ Nhĩ Kỳ hay châu Âu!

Mỹ muốn rút 50 quả bom hạt nhân khỏi Thổ

Báo New York Times ngày 14-10 tường thuật các quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ Năng lượng Mỹ những ngày qua đã gặp mặt thảo luận kế hoạch chuyển khoảng 50 quả bom hạt nhân ra khỏi căn cứ không quân Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ. Việc di dời trên thực tế có thể đánh dấu sự kết thúc liên minh Mỹ - Thổ.

Thổ tuyên bố không bao giờ ngừng bắn ở Syria, Mỹ cử phó tổng thống sang ngay

TTO - Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ thúc đẩy các chiến dịch quân sự chống người Kurd tại Syria, bất chấp những đe dọa trừng phạt từ Mỹ. Nga cũng bắt đầu các toan tính riêng khi đưa quân vào thành phố Manbij bị quân Mỹ bỏ trống.

BÌNH AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Chuyến công du của Thủ tướng sẽ đề ra biện pháp cụ thể để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Malaysia - Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này và Ukraine vừa trao đổi 270 binh sĩ và 120 dân thường mỗi bên.

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur từ ngày 24 đến 28-5.

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar